ClockThứ Tư, 02/05/2018 00:10

Lộng lẫy “Huế vàng son”

TTH.VN - Chương trình trình diễn áo dài Festival Huế 2018 với chủ đề “Huế vàng son” diễn ra vào tối 1/5 tại sân khấu Bia Quốc Học đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng người dân và du khách bởi sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật áo dài, múa và hiệu ứng âm thanh, ánh sáng cùng âm nhạc.

Hoa đăng rực sáng dòng Hương cầu quốc thái dân anSâu lắng tình khúc Huế

Văn nghệ khai mạc chương trình 

Chương trình năm nay hội tụ các nhà thiết kế (NTK) áo dài nổi tiếng cả nước như NTK Việt Hùng, Thiệu Vy, Ngô Nhật Huy, Minh Hùng, Nguyễn Tuấn, Minh Triều – Uyên Thy, BellaModa với hơn 400 mẫu áo dài tinh tế cùng sự trình diễn của các hoa hậu, người mẫu duyên dáng đến từ ba miền đất nước.

Xuyên suốt chương trình, “Huế vàng son” đưa khán giả quay ngược thời gian để tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của tà áo dài Việt Nam nói chung và áo dài truyền thống Huế nói riêng. Các bộ sưu tập mang phong cách và ý tưởng thiết kế riêng của từng NTK nhưng thể hiện được sự hòa quyện, gắn kết giữa thời trang và văn hóa. Nhiều bộ sưu tập đã thể hiện được điểm nhấn chính của chương trình áo dài Festival Huế 2018 là tập trung thiết kế các hoạ tiết, hoa văn về cung đình Huế.

Duyên dáng trong tà áo dài của nhà thiết kế Thiệu Vy

Đan xen phần trình diễn áo dài, chương trình năm nay còn có phần biểu diễn nghệ thuật đặc sắc của ca sĩ Hồ Quỳnh Hương, Long Nhật, nghệ sĩ ưu tú Hoằng Hằng, nhóm ca sĩ, diễn viên, vũ công VKSTAR, vũ đoàn Gió Việt…

Bà Nguyễn Lan Vy, Tổng đạo diễn chương trình chia sẻ: “Tôi may mắn là người Huế nên hiểu được văn hóa và con người Huế. Chúng tôi chọn chủ đề “Huế vàng son” với mong muốn đưa hình ảnh Huế sâu sắc và đậm nét về văn hóa đến với người xem, đặc biệt là du khách”.

Cũng theo bà Vy, so với các chương trình trước đó, chương trình trình diễn áo dài chủ đề “Huế vàng son” có những điểm khác là tạo thêm những sắc màu mới lạ cho chương trình từ những họa tiết, hoa văn thiết kế. Cũng liên quan đến cung đình nhưng các bộ sưu tập có những hình ảnh hoàn toàn khác biệt. Bên cạnh đó, cũng có những trang phục áo dài được kết bằng hoa tươi tạo nên những sắc màu riêng.

Đông đảo khán giả xem chương trình

Tại chương trình, nhiều người dân và du khách đã bày tỏ sự thích thú. Chị Nguyễn Việt Nga, một du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Đây là lần thứ hai tôi được xem chương trình áo dài tại Festival Huế. Chương trình lần này cho tôi những cảm xúc ấn tượng về sự phong phú, đa dạng của sắc màu áo dài. Các bộ sưu tập được thiết kế rất đẹp. Chương trình nghệ thuật cũng rất hay”.

Một số hình ảnh được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Mẫu áo dài trong BST Khúc hoài niệm của nhà thiết kế Thiệu Vy

Người mẫu trình diễn áo dài của nhà thiết kế Thiệu Vy

Mẫu áo dài trong BST của NTK Việt Hùng

BST Huế vàng son của NTK Việt Hùng

Duyên dáng trong tà áo dài

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trong trang phục áo dài của NTK Ngô Nhật Huy

Và cả á hậu 2 hoa hậu biển 2016 Nguyễn Đình Khánh Phương (phải)

Một tiết mục của ca sĩ Hồ Quỳnh Hương 

Mẫu áo dài trong BST Ký ức sắc màu của Châu Minh Triều

Áo dài trong BST Nét xưa của NTK BellaModa

Người mẫu trình diễn áo dài trong BST Một thoáng quê hương của NTK Minh Hùng

Quay lại những khoảnh khắc của đêm diễn

Kết thúc đêm diễn

Hữu Phúc - Đăng Tuyên (thực hiện)

 

 

 

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa áo dài ngũ thân vào học đường

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định công nhận “Tri thức may, mặc áo dài Huế” của tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực thúc đẩy Hiệp hội May mặc Thừa Thiên Huế triển khai hoạt động đưa áo dài ngũ thân vào trường học.

Đưa áo dài ngũ thân vào học đường
Hành trình áo dài từ đời thực lên sách

“Áo dài truyền thống – hành trình trở lại” (NXB Thế Giới) vừa được ra mắt tại Huế - vùng đất được mệnh danh là kinh đô của áo dài. Ấn phẩm được xem như là cẩm nang xuyên suốt về áo dài, với sự góp mặt của các tác giả từ chính khách, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, nhà văn, kiến trúc sư, họa sĩ, nhà báo…

Hành trình áo dài từ đời thực lên sách
Lan tỏa hình ảnh áo dài theo hướng xã hội hóa

Sau hơn 4 năm triển khai, đề án “Huế - Kinh đô áo dài” đã ít nhiều lan tỏa đến với công chúng thông qua rất nhiều các hoạt động, sự kiện hưởng ứng. Cùng với đó là những chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may đo, cũng như khuyến khích, ủng hộ người dân mặc áo dài vào những dịp, sự kiện quan trọng, hình ảnh áo dài đã trở thành nét đẹp quen thuộc.

Lan tỏa hình ảnh áo dài theo hướng xã hội hóa

TIN MỚI

Return to top