ClockThứ Năm, 17/04/2014 05:22

Một phòng tranh ngọt ngào

Chiều vàng (Nguyễn Thị Huệ)
Phòng tranh còn có những tác phẩm bật lên sức sống nghệ thuật. Tranh của Nguyễn Thị Huệ, bức Chiều vàng là hình tượng nghiêng về tôn giáo với những bước chân hiền triết soi trên dòng sông thời gian được thực hiện một cách sáng tạo trên chất liệu không mới để hình thành cái mới. Người xem rất xúc động trước hình tượng của tác phẩm “Kén” của Ngô Hải Yến, thể hiện sự thai nghén, thiên chức làm mẹ nhưng triết lý sâu sắc, bứt phá về ý tưởng. Hải Hòa góp mặt lần này với 2 bức về tuổi thơ là những “đứa con yêu” trong thành quả sáng tạo của mình nên cũng là những tác phẩm thu hút sự chú ý của người xem bởi không gian ăm ắp sự trong sáng và thông điệp của hòa bình. Ở phòng tranh còn có những tác phẩm tĩnh vật đẹp như “Chuối” của Hà Thị Hoài Tiên, “Khoảnh khắc xuân về” của Nguyễn Thị Tâm, hay hiền triết như “Hoa đăng trên sông Hương” của Công Huyền Tôn Nữ Tuyết Mai, là một “cây đa, cây đề” trong làng mỹ thuật từng 5 lần triển lãm cá nhân tại Pháp.
Hoa đăng trên Sông Hương (Tuyết Mai)
Người xem dễ dàng thấy được vẻ sắc sảo sâu lắng trong sự trầm tĩnh, trong trẻo một cách thanh nhã trong nhiều tác phẩm của các nữ họa sĩ. Mỗi tác phẩm là một nét chấm phá, sự tinh túy riêng của mỗi người ở mỗi vùng đất, qua các chất liệu khác nhau, phong cách nghệ thuật riêng biệt đã tạo nên sự đa dạng trong thể thống nhất để tạo nên cái lạ của “Nếp gấp”.
Phòng tranh cho chúng ta một cái nhìn mới về hội họa và về mỹ thuật hiện đại, rằng nền mỹ thuật Việt Nam đang thay đổi, nghệ sĩ Việt Nam đã và đang tiếp cận với nền hội họa thế giới và “Nếp gấp” của những nữ họa sĩ là một không gian mỹ thuật đương đại với sự khao khát được góp phần tạo ra một thực thể mới - Mỹ thuật đương đại Việt Nam.
Bài và ảnh: HG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Return to top