Kinh tế Kinh tế
Giải pháp căn cơ bảo vệ rừng
TTH - Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, cháy rừng những năm gần đây diễn biến phức tạp, quy mô diện tích rừng bị xâm hại ngày càng nghiêm trọng... Đó là đánh giá tại hội nghị triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) năm 2019 do UBND tỉnh tổ chức ngày 8/5 dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.
Lực lượng kiểm lâm Nam Đông tuần tra rừng
Những bất cập
Giám đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ A Lưới, ông Văn Thân thừa nhận, công tác QLBVR vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Trong khi địa bàn quản lý rộng, nhân lực mỏng, một số cán bộ kiểm lâm chưa làm tròn trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để xảy ra một số vụ phá rừng nghiêm trọng. Gần nhất là vụ phá rừng phòng hộ A Lưới vào cuối năm 2018, tại các tiểu khu 297 và 311 làm hàng chục cây rừng bị đốn hạ, có nhiều cây đường kính gần 1m.
Thiếu tá Hồ Trọng Chương, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Hồng Vân (A Lưới) thông tin: Đồn là đơn vị lực lượng vũ trang được giao nhiệm vụ BVR phòng hộ tự nhiên rộng lớn nhưng lâu nay chưa được hưởng các chế độ, chính sách liên quan.
Trong khi đó, theo quy định của Luật Lâm nghiệp, rừng đặc dụng và phòng hộ được ngân sách đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng (tại khoản 2, điều 4 và khoản 1 điều 94 - Luật Lâm nghiệp). Do không được hưởng chính sách hỗ trợ kinh phí, đồn phải tự trích một phần kinh phí từ chi thường xuyên của đơn vị để mua sắm các trang thiết bị, cơ sở vật chất, hỗ trợ xăng xe… cho công tác tuần tra, kiểm tra, bảo vệ diện tích rừng được giao.
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Nguyễn Đại Anh Tuấn chỉ ra những tồn tại, hạn chế; đó là sự phối hợp của các đơn vị chủ rừng, cơ quan chức năng, kể cả nội bộ ngành kiểm lâm trong QLBVR còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến hoạt động ngăn chặn và xử lý các hành vi, đối tượng xâm hại rừng. Một số đơn vị chủ rừng chưa kiểm soát được lâm phận của mình, quản lý lỏng lẻo, có nhiều vụ việc cơ quan kiểm lâm phát hiện trước khi chủ rừng phát hiện.
Các chủ rừng chưa đầu tư mua sắm hoặc không cập nhật hệ thống dữ liệu công nghệ thông tin trong công tác giám sát, theo dõi diễn biến rừng. Cán bộ, kể cả lãnh đạo nhiều đơn vị chưa nắm bắt các kỹ năng cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài nguyên rừng nên gặp trở ngại trong việc xử lý các phần mềm, thiết bị trong quản lý, giám sát.
Kiểm lâm A Lưới tuần tra rừng
Rà soát các "điểm nóng"
Ông Hoàng Phước Toàn, Giám đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ TX. Hương Thủy cho rằng, qua các vụ phá rừng mới đây, đơn vị đã rút ra những bài học, kinh nghiệm trong QLBVR. Đó là cán bộ kiểm lâm ngoài công tác tuần tra, truy quét thường xuyên còn kết hợp tuyên truyền đến người dân tác hại đến môi trường, đời sống khi rừng bị tàn phá. Cán bộ, kiểm lâm phải tránh bị cám dỗ bởi lợi ích trước mắt dẫn đến tiếp tay cho các đối tượng vi phạm.
Theo ông Nguyễn Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Thủy (Phú Lộc), đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như có chế độ, chính sách hợp lý cho các lực lượng làm nhiệm vụ QLBVR; xây dựng lực lượng quần chúng BVR, PCCCR trên địa bàn đủ mạnh, trang bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ “tác nghiệp”. Quá trình tuyên truyền, vận động cần lấy các vụ việc nổi cộm bị xử lý hình sự, các vụ bị cưỡng chế ở các thôn để làm bài học kinh nghiệm, giáo dục, răn đe, ngăn ngừa tình trạng vi phạm.
Thiếu tá Hồ Trọng Chương kiến nghị, để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ QLBVR, UBND tỉnh, Sở NN&PTNT cần quan tâm phân bổ, hỗ trợ kinh phí (có thể trích từ nguồn quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng) phục vụ công tác tuần tra, giám sát, BVR theo quy định của Luật Lâm nghiệp.
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh lưu ý, các địa phương triển khai kế hoạch rà soát các cơ sở cưa, xẻ gỗ để có sự quản lý phù hợp, xử lý nghiêm khắc và thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở vi phạm quy định.
Các ban ngành cần thực hiện quy chế phối hợp, ngăn chặn hiệu quả nạn phá rừng tự nhiên trên tuyến thượng nguồn sông Tả Trạch, Hữu Trạch, sông Bồ và khu vực lòng hồ thủy điện Hương Điền; rà soát các “điểm nóng”, triển khai truy quét trên các tuyến đường 74, 71, các tuyến mới phát sinh; giám sát chặt chẽ các đường vận chuyển lâm sản, các cơ sở chế biến gỗ tại các địa phương.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương yêu cầu, các địa phương, ban ngành cần triển khai các giải pháp đồng bộ, “căn cơ” trong quá trình QLBVR; xử lý nghiêm khắc, truy tố các đối tượng, vụ vi phạm để noi gương; nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động triển khai các giải pháp PCCCR một cách hiệu quả.
Sở NN&PTNT hoạch định, tham mưu các cơ chế, chính sách, nguồn lực hợp lý để hỗ trợ tối đa cho các lực lượng (công an, quân đội, biên phòng…) trong công tác QLBVR.
Năm 2018, toàn tỉnh xảy ra 13 vụ cháy rừng với diện tích 17,17 ha; phát hiện và xử lý 172 vụ phá rừng, lấn chiếm rừng, đất rừng trái phép với diện tích 150,8 ha (phá rừng giảm 16 vụ nhưng diện tích bị phá tăng 2,22 ha); bắt giữ 531 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu gần 565 m3 gỗ, nộp ngân sách 4,2 tỷ đồng. Riêng từ đầu năm 2019 đến nay, lực lượng kiểm lâm xử lý 239 vụ vi phạm, tịch thu gần 196 m3 gỗ các loại…
Bài, ảnh: Hoàng Triều
- Ưu tiên phát triển hạ tầng đô thị (26/01)
- Chủ động gỡ khó, tạo “sân chơi” cho doanh nghiệp phát triển (25/01)
- “Rain garden”- Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu (25/01)
- Apple sắp đưa khe cắm SD trở lại MacBook Pro (25/01)
- Apple giảm sản lượng iPhone 12 mini (25/01)
- Cục Hàng không ‘tuýt còi’ hãng bay mở bán vé tết vượt quá số lượt (25/01)
- Chung cư Aranya: Cơ bản hoàn thành cam kết (25/01)
- Chính quyền điện tử: Giảm giấy tờ, thời gian, chi phí (25/01)
-
“Rain garden”- Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu
- Tái thả về môi trường tự nhiên 106 cá thể động vật rừng
- Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ Đại hội Đảng và Tết Nguyên đán Tân Sửu
- Cơ hội thực hiện “Giấc mơ Huế”
- Điều chỉnh kế hoạch khai thác do thời tiết xấu tại sân bay Nội Bài
- Lễ cưới trên độ cao 10.000m
- Nam A Bank giảm đến 2% lãi suất vay cho người dân miền trung
- Cà phê Việt Nam hướng mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD năm 2030
- Thu ngân sách quý I/2021 sẽ khó khăn hơn các năm trước
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề xây dựng và phát triển đô thị Huế
-
Cơ hội thực hiện “Giấc mơ Huế”
- Ông chủ tuổi 30
- Lễ cưới trên độ cao 10.000m
- Phong Điền: Hơn 4.000 hộ tiếp cận vốn tín dụng chính sách
- Bảo đảm tốt hậu cần cho các nhiệm vụ
- Tạo hình mẫu cảnh quan môi trường đô thị
- “Săn tìm” động vật hoang dã quý hiếm
- Điều chỉnh kế hoạch khai thác do thời tiết xấu tại sân bay Nội Bài
- Ra mắt trung tâm Hòa giải thương mại
- Gắn phát triển kinh tế với thay đổi tập quán tiêu dùng