ClockThứ Bảy, 11/05/2024 14:39

An toàn thực phẩm tại các trường học

TTH - Thời gian qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nói chung và tại các cơ sở giáo dục (CSGD) nói riêng. Để đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ giáo viên và học sinh, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) cũng như chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm tại các CSGD trên địa bàn.

Kiểm tra 60 bếp ăn của cơ sở giáo dục tại TP. HuếAn toàn, chất lượng cho bữa ăn học sinh“Nói không” với đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc trước cổng trường

 TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo ATTP và phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho học sinh ở các cơ sở trường học trên địa bàn

Hiện, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế đang quản lý 162 trường học, trong đó có 67 trường mầm non, 57 trường tiểu học và 38 trường THCS. Vì vậy, vấn đề đảm bảo ATTP tại các CSGD là vô cùng quan trọng và cấp thiết.

Để đảm bảo ATTP trên địa bàn nói chung và các trường học nói riêng, thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các phường, xã tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới, trong đó nhấn mạnh việc người đứng đầu cơ sở, đơn vị tổ chức bếp ăn tập thể phải chịu trách nhiệm về ATTP theo đúng quy định.

Thành phố đã chỉ đạo Trung tâm Y tế thành phố phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các phường, xã tăng cường công tác truyền thông, phổ biến kiến thức, pháp luật về ATTP; kiểm soát ATTP đối với các bếp ăn tập thể, căn tin tại các CSGD trên địa bàn phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm 100% các CSGD có bếp ăn tập thể, căn tin tiếp cận và hiểu đúng, chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm… Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện, nhân lực để ứng phó trong trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm và thường xuyên tổ chức điều tra ngộ độc thực phẩm tại các bữa ăn đông người, lễ hội.

Ngay từ đầu các năm học, Phòng GD&ĐT thành phố đã chỉ đạo các cơ CSGD tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên cấp dưỡng nhà trường thông qua các cuộc họp, giao ban, tập huấn, hội thảo… về việc bảo đảm vệ sinh, ATTP, phòng, chống các dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm và ngộ độc thực phẩm. Đồng thời, tuyên truyền cho học sinh, cha mẹ học sinh tuyệt đối không mua, sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ… Ngoài ra, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, ATTP; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về ATTP và công khai các vi phạm trên phương tiện thông tin để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Một trong những việc làm cấp thiết nữa đó là triển khai phương án bảo đảm ATTP đối với bếp ăn tập thể tại các trường học cũng như biện pháp xử lý khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra. Trong đó, chú trọng việc kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm tươi sống, thực phẩm bao gói sẵn, yêu cầu các trường học chỉ ký hợp đồng và mua thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có uy tín, có chứng nhận vệ sinh ATTP, chấp hành tốt các quy định về ATTP…

“Đơn vị cũng hướng dẫn nhà trường phối hợp với Hội phụ huynh học sinh kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm thực phẩm được tặng miễn phí hoặc trong chương trình giới thiệu, quảng cáo, bán, hỗ trợ nhân đạo mà các tổ chức, cá nhân thực hiện trong khu vực trường học. Trường hợp phát hiện hay nghi ngờ sản phẩm không đảm bảo ATTP thì nhà trường cần tạm dừng sử dụng sản phẩm và thông báo ngay cho cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương để xác minh, xử lý”, lãnh đạo Phòng GD&ĐT TP. Huế nhấn mạnh.

Bài, ảnh: KHÁNH NGỌC
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 10182/NHNN-TT yêu cầu các đơn vị liên quan trực thuộc, các tổ chức tín dụng, NAPAS và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để bảo đảm hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025
WC ở trường học:
Thiếu để mắt sẽ mất ý nghĩa và thành lãng phí

Đầu tư là một chuyện, còn chăm sóc, quản lý, sử dụng lại là một chuyện. Nếu thiếu quan tâm quản lý, thì các nhà vệ sinh ở trường học sẽ rất nhanh bị xuống cấp, trở nên mất vệ sinh, và rồi lại trở thành nỗi ám ảnh cho mỗi học sinh khi có nhu cầu...

Thiếu để mắt sẽ mất ý nghĩa và thành lãng phí

TIN MỚI

Return to top