ClockThứ Tư, 17/06/2015 18:12

Đào tạo báo chí ở Huế

TTH - “Tuổi đời còn rất trẻ nhưng Khoa Báo chí - Truyền thông, Trường đại học Khoa học Huế là một trong những khoa có loại hình đào tạo nhiều nhất và số lượng sinh viên đông nhất trường hiện nay. ThS. Phan Quốc Hải, Quyền Trưởng Khoa Báo chí - Truyền thông khẳng định.

Nâng cao chất lượng đào tạo

Khi mới tách ra từ Khoa Ngữ văn (năm 2010), Khoa Báo chí - Truyền thông chỉ có 9 cán bộ. Sau 5 năm thành lập, hiện khoa có 16 cán bộ trong đó có 1 phó giáo sư, 1 tiến sĩ, 6 thạc sĩ. Hiện, khoa có 3 tổ chuyên môn là: Tổ Báo in và Báo điện tử; tổ Phát thanh và Truyền hình; tổ Quan hệ công chúng và Xuất bản. Số lượng sinh viên đào tạo chính quy từ 620-700 sinh viên. Khoa còn trực tiếp tham gia đào tạo các lớp báo chí hệ vừa học vừa làm tại Đà Nẵng và An Giang; mở và đào tạo các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tại Huế và Đà Nẵng; các lớp văn bằng 2, liên thông, tại chức tại Hà Nam, TP.Hồ Chí Minh. Sắp tới, khoa tiếp tục mở các lớp tại Quảng Nam, Phú Yên, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La với khoảng 700 sinh viên. Từ chỗ chỉ tuyển 1 lớp với 50 sinh viên vào những năm đầu mới tách ra, đến nay, số lượng tuyển sinh hàng năm tăng lên 150-180 sinh viên chính quy và 100-150 sinh viên hệ ngoài chính quy.
Sinh viên thực hành tại phòng thực hành - studio truyền hình của khoa
Hiện, mỗi năm Khoa Báo chí - Truyền thông đào tạo gần 400 sinh viên hệ chính quy; 200 sinh viên hệ vừa học vừa làm, văn bằng hai; gần 150 học viên các lớp nghiệp vụ báo chí.
ThS.Phan Quốc Hải cho biết, hiện Khoa Báo chí - Truyền thông có 1 phòng thực hành báo chí gồm hai hệ thống studio phát thanh và truyền hình, và 1 phòng thực hành báo in và báo điện tử. Ngoài các môn chính khoá, khoa mở những lớp ngoại khoá mở đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng báo chí cho sinh viên và mời các giáo viên nước ngoài (Đại học Hawaii) về giảng dạy; tổ chức đêm giao lưu với các nhà báo để sinh viên có thể nghe những chia sẻ nghề nghiệp trực tiếp từ các nhà báo có kinh nghiệm... Bên cạnh đó, khoa đã kết nối với các trung tâm, như Trung tâm Festival Huế để sinh viên thực hành, thực tập; làm việc với các tổ chức phi chính phủ và các dự án để sinh viên của khoa đến tham gia làm tin, phóng sự... “Khoa rất chú trọng đến quy hoạch chuyên môn và đang cố gắng đưa cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ, phấn đấu đến năm 2017, toàn bộ giáo viên trong khoa có trình độ thạc sĩ trở lên. Mặc dù đội ngũ giảng dạy và cơ sở vật chất còn thiếu, chưa bằng hai đầu đất nước nhưng về chất lượng đào tạo thì đã ngang bằng. Để trở thành nhà báo giỏi phải có nền tảng kiến thức tốt, phải yêu nghề, say mê nghề, dám dấn thân, có sự nhạy cảm tinh tế, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng và chịu được áp lực công việc. Chính vì vậy, khoa có những môn chú trọng vào các kỹ năng này”, ThS.Phan Quốc Hải nói.
Điều đáng mừng là sinh viên của khoa ra trường hầu hết đều có việc làm. Một cán bộ giảng dạy ở khoa cho biết, “sinh viên của khoa không chỉ làm việc tại khu vực miền Trung mà còn đáp ứng yêu cầu làm báo của cả nước. Các cơ quan báo chí tiếp nhận sinh viên của khoa về làm việc đã đánh giá, sinh viên Khoa Báo chí - Truyền thông Trường ĐH Khoa học Huế thích ứng điều kiện làm báo hiện đại, rất chịu khó và ham học hỏi”.
 
Khoa Báo chí - Truyền thông tiền thân là tổ Lý luận Báo chí được thành lập vào năm 1996 và tổ Báo chí được thành lập vào năm 2005 thuộc Khoa Ngữ văn. Ngày 25/1/2010, tổ Báo chí được tách thành Bộ môn Báo chí - Truyền thông trực thuộc Đại học Khoa học. Ngày 1/3/2011, Khoa Báo chí - Truyền thông thuộc Trường đại học Khoa học được thành lập theo Quyết định số 245/QĐ-ĐHH-TCNS ngày 22/2/2011 của Giám đốc Đại học Huế.
Nghề báo thú vị
Từng làm cộng tác viên cho Báo Văn học và Tuổi trẻ thời học phổ thông và yêu thích nghề báo từ đó, Nguyễn Thị Lệ Quyên (sinh viên năm thứ 2, lớp Báo chí K37B, quê ở Hà Tĩnh) quyết định thi vào ngành báo chí Trường đại học Khoa học Huế. “Hai năm học tập ở đây em thấy các thầy cô của khoa rất thân thiện, gần gũi, nhiệt tình giúp đỡ sinh viên. Nghề báo đòi hỏi dấn thân và nỗ lực rất nhiều đối với phụ nữ nhưng em nghĩ, nếu có niềm đam mê thì sẽ tự khẳng định. Nghề báo đem lại cho em sự tự tin, kỹ năng viết lách và được giao tiếp với nhiều người, nhiều giới trong xã hội. Đó là niềm vui không phải nghề nào cũng có được”, Quyên nói. Hà Phú Hải (sinh viên lớp Báo chí K37C) chia sẻ: “Nghề báo có nhiều thú vị vì mỗi khi đi viết bài, mình có cơ hội để thể hiểu thêm về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Theo em, nghề báo đòi hỏi phải có cái đầu linh hoạt trước mọi vấn đề, biết tư duy tình huống, rèn cho mình kỹ năng viết, giao tiếp tốt, có con mắt tinh tế để nhìn vấn đề và hơn hết là sức khoẻ tốt để có thể đi nhiều nơi, đem đến thông tin cần thiết cho nhiều người”.
“Hiện, xã hội rất cần ngành báo chí và một điều quan trọng nữa là học ngành này có cơ hội việc làm cao. Học báo ra không chỉ đi làm báo mà có thể làm các ngành khác, như văn hoá thông tin, những ngành truyền thông, các công ty, doanh nghiệp đều cần. Sinh viên học báo chí ra trường thường thì làm báo đúng nghĩa khoảng 30-40%, còn lại là làm những ngành truyền thông khác. ThS.Phan Quốc Hải nhìn nhận.
Sắp tới, Khoa Báo chí - Truyền thông đang có kế hoạch mở thêm 1 ngành đào tạo mới mà xã hội đang cần là Quan hệ công chúng (PR). Khoa sẽ tập trung thay đổi chương trình đào tạo, hướng đến nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các giảng viên trong khoa. Chúng tôi cũng có ý định đưa giảng viên về các toà soạn để có thêm kiến thức thực tiễn. Nhằm tạo môi trường hoạt động nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ và sinh viên, sắp tới, khoa sẽ thành lập câu lạc bộ Báo chí và mời nhiều nhà báo có chuyên môn cao ở khu vực miền Trung đến trao đổi kinh nghiệm, mở trang web của khoa để đăng tải thông tin về hoạt động của khoa và những bài viết của giảng viên, sinh viên trong khoa. Chúng tôi cũng sẽ thành lập chi hội báo chí trực thuộc Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tạo cơ hội cho các giảng viên của khoa có thể trao đổi chuyên môn với các nhà báo để giảng dạy tốt hơn”, ThS.Phan Quốc Hải nói.
 
Bài, ảnh: Thanh Vân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng thói quen đọc sách cùng người trẻ

Đó là chủ đề của buổi workshop diễn ra vào chiều 7/12 tại 23 - 25 Lê Lợi (TP.Huế) với sự chia sẻ của giảng viên Nguyễn Chí Ngàn - Bộ môn Nhân học, Khảo cổ học, Văn hóa Du lịch, Khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế. Hoạt động do Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế tổ chức.

Xây dựng thói quen đọc sách cùng người trẻ
Bàn giao 30 bác sỹ trẻ và khai giảng khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I

Ngày 7/12 tại Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế, Bộ Y tế tổ chức lễ bàn giao 30 bác sỹ trẻ vừa tốt nghiệp khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I - lớp 3 trong tổng số 267 bác sỹ đang được đào tạo; và khai giảng lớp bác sỹ chuyên khoa cấp I - lớp 13 với 32 bác sỹ được tuyển chọn theo các tiêu chuẩn quy định.

Bàn giao 30 bác sỹ trẻ và khai giảng khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I
Giấc mơ của nhiều bạn trẻ

Các lớp học và khóa đào tạo MC (Người dẫn chương trình - theo cách gọi tiếng Anh là Master of Ceremonies) dần trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều bạn trẻ.

Giấc mơ của nhiều bạn trẻ

TIN MỚI

Return to top