ClockThứ Tư, 03/11/2021 09:36

Giám sát y tế học đường, tạo môi trường an toàn cho trẻ đến trường

Để đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 thì cần có giải pháp án toàn và củng cố lại hệ thống giám sát y tế học đường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế triển khai mở cửa trường học đảm bảo an toànChuẩn bị kỹ phương án dạy thể dục onlineCOVID-19 ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển giáo dục năm 2021Du học bị ảnh hưởng bởi đại dịchGiáo viên là động lực "phục hồi giáo dục toàn cầu" từ COVID-19Phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2021

Ảnh minh họa 

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành hướng dẫn dạy học trực tiếp tương ứng với cấp độ dịch bệnh, trong đó tại các vùng có dịch ở mức độ 1, 2 (tương đương là vùng xanh và vàng) thì có thể tổ chức dạy và học trực tiếp. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 thì cùng với các giải pháp như: tiêm vaccine, “5K”, tổ chức học giãn cách… thì cần củng cố lại hệ thống giám sát y tế học đường để tạo môi trường an toàn cho trẻ tại trường học.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh là quan trọng nhất. Trong bối cảnh nước ta thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả, được đến trường học trực tiếp là nhu cầu chính đáng của học sinh nên cần có biện pháp sớm nhất để các em đi học. Việc phân vùng để quyết định có tổ chức dạy học trực tiếp hay dạy học trực tuyến là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh này.

Tuy nhiên, cùng với giải pháp phân vùng thì còn cần nhiều giải pháp đồng bộ khác để học sinh đến trường như: tiêm vaccine, tổ chức học giãn cách, “5K”. Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội - Tạ Văn Hạ, cần tổ chức hệ thống theo dõi y tế đối với học sinh tại trường học thật chặt chẽ khi các em trở lại trường học bởi “vùng xanh” trong phòng chống dịch COVID-19 chỉ mang tính chất tương đối.

“Dịch không có vùng, dịch không có địa giới hành chính. Hôm nay xanh, nhưng mai có thể trở thành điểm không còn xanh nữa. Vì vậy, mình nên có quy trình chuẩn, như là ở Nhật Bản có quy trình động đất. Chúng ta nên chăng xây dựng một quy trình chuẩn đối trong nhà trường, khi phát hiện F0 quy trình sẽ được xử lý như thế nào, đối với các con như thế nào, đối với các thầy cô giáo ra sao”, ông Tạ Văn Hạ cho hay.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cũng cho rằng, trong bối cảnh sống chung, thích ứng an toàn với dịch COVID -19 thì việc học cũng phải tính đến sự thay đổi. Học sinh không thể học trực tuyến, học qua truyền hình mãi9 bởi vừa không đảm bảo chất lượng và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe về thể chất, tinh thần của các em. Vì vậy, cần tạo môi trường học đường an toàn để phụ huynh an tâm đưa con đến trường.

“Việc làm rất quan trọng là tổ chức được mạng lưới y tế ngay trong các trường. Đây chính là y tế cơ sở. Bên cạnh các thầy cô giáo giảng dạy, bên cạnh những người chăm nuôi thì có một đội ngũ rất quan trọng đó là cán bộ y tế. Hàng ngày đo nhiệt độ, hướng dẫn cho các cháu các vấn đề, nếu có nghi ngờ thì xét nghiệm cho các cháu ngay”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí chia sẻ.

Tại cuộc họp mới đây giữa Chính phủ với Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện kế hoạch năm học 2021-2022 trong bối cảnh dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã yêu cầu ngành Giáo dục - Đào tạo phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn khi học sinh trở lại trường học. Theo đó, cùng với việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho học sinh từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi thì cần rà soát, củng cố lại hệ thống y tế học đường, đảm bảo môi trường an toàn cho học sinh trong bối cảnh dịch bệnh.

“Các cháu học sinh nói chung nhất là các cháu trong trong độ tuổi chưa được tiêm vaccine khi đi học, chúng ta phải có biện pháp bảo vệ. Đề nghị Bộ Y tế với Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo rà soát lại, chuẩn bị hệ thống giám sát y tế học đường, làm sao cho tất cả các cháu học sinh trong trường đều có đầu mối cụ thể để theo dõi sức khỏe trong điều kiện dịch, đảm bảo đúng tinh thần, chúng ta đến trường thì phải an toàn và trong trường đấy là môi trường an toàn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Hiện nay, có 23 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trực tiếp, 15 tỉnh, thành phố học kết hợp trực tuyến và trực tiếp, các tỉnh, thành phố còn lại học trực tuyến và qua truyền hình. Nhiều địa phương đang chuyển dần sang học trực tiếp khi dịch trong tầm kiểm soát. Nhiều chuyên gia cho rằng, khi tổ chức được hệ thống giám sát y tế học đường chặt chẽ, kết nối liên thông dữ liệu của học sinh các trường với hệ thống dữ liệu phòng chống dịch của địa phương và triển khai đồng bộ các giải pháp khác thì sẽ tạo được môi trường an toàn cho học sinh yên tâm đến trường.

Theo VOV.VN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Học bằng... trải nghiệm

Nhiều năm nay, Trường mầm non Vĩnh Ninh là một điểm sáng giáo dục của thành phố Huế, với các hoạt động trải nghiệm được nhà trường đặc biệt coi trọng.

Học bằng  trải nghiệm

TIN MỚI

Return to top