ClockThứ Tư, 30/08/2023 06:34

Hành trình dẫn đường tri thức

TTH - Trong 5 năm qua, “Nguyệt Quế Đỏ” từ một chương trình học thuật non trẻ đã dần đạt nhiều thành tích cao trên đỉnh Olympia.

Định hình một Đại học thông minh chuyển mình mạnh mẽ

Sân chơi “Nguyệt Quế Đỏ” tại Trường Quốc Học Huế. Ảnh: nguyetquedo 

Tiếp lửa tri thức

“Đường lên đỉnh Olympia” là ước mơ của nhiều học sinh đã và đang theo học tại Trường THPT chuyên Quốc Học Huế. Từ những ngày đầu “Đường lên đỉnh Olympia” được Đài Truyền hình Việt Nam VTV tổ chức, Trường THPT chuyên Quốc Học Huế sớm đã có những thí sinh lọt vào trận chung kết năm. Những Nguyễn Nguyễn Thái Bảo, Nguyễn Mạnh Tấn, Hồ Ngọc Hân hay Thái Ngọc Huy, Hồ Đắc Thanh Chương đã trở thành những người truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ học sinh của mái trường hồng bên sông Hương. Để làm được điều đó, Trường THPT chuyên Quốc Học Huế lúc bấy giờ có một chương trình đồng hành để tuyển chọn thí sinh tham dự “Đường lên đỉnh Olympia” mang tên “Tiếp lửa tài năng”. Với 11 nhà vô địch (từ 2007 – 2018), “Tiếp lửa tài năng” đã ghi dấu ấn đậm nét trong hành trình của Trường THPT chuyên Quốc Học Huế tại “Đường lên đỉnh Olympia”.

Sau những thành công, đoàn tàu tri thức mang tên “Tiếp lửa tài năng” bất ngờ dừng lại vào mùa hè 2018. “Vắng bóng “Tiếp lửa tài năng”, Trường THPT chuyên Quốc Học Huế đối mặt với thách thức về một sân chơi mới mà cũ để tạo điều kiện cho các học sinh thể hiện tài năng. “Nguyệt Quế Đỏ” đã ra đời trong hoàn cảnh đó, với vai trò tiếp bước những đàn anh, đàn chị đi trước tiếp lửa tri thức cho tuổi trẻ của trường”, thầy Võ Văn Nguyện chia sẻ.

Những ngày đầu của “Nguyệt Quế Đỏ” diễn ra vào mùa đông năm 2018. Sau một tháng tổ chức, quán quân đầu tiên của “Nguyệt Quế Đỏ” được xác định là em Phạm Thành Đạt (lớp chuyên tin). Tuy vậy, dù được ban tổ chức chương trình tập trung ôn luyện, Thành Đạt chỉ có thể về đích ở vị trí thứ nhì ở một trận thi tuần của “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 19.

“Đối với Phạm Thành Đạt, do thời gian ôn luyện khá ngắn nên không đạt được kết quả cao. Chúng mình tiếp tục đặt niềm tin vào những quán quân tiếp theo”, Nguyễn Nhật Huy, Trưởng Ban chuyên môn của “Nguyệt Quế Đỏ” II nói.

Thay đổi để thành công

Nhật Huy cho biết, sau Phạm Thành Đạt, đại diện thứ hai của “Nguyệt Quế Đỏ” tham dự “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 20 là em Nguyễn Xuân Thành Đạt (lớp chuyên toán). Nguyễn Xuân Thành Đạt có khối kiến thức rất tốt, nhưng lại không may mắn nên cũng chỉ dừng bước ở một cuộc thi tuần. Sau 2 năm bị loại sớm, cùng với sự thay đổi của luật chơi, và việc nhiều trường THPT trên cả nước đều đã có những đội ngũ để rèn luyện cho các thí sinh, chúng mình nghĩ đã đến lúc “Nguyệt Quế Đỏ” cần có sự thay đổi và hướng đi mới để đạt thành tích tốt hơn.

Nguyễn Mạnh Dũng (thí sinh tham dự “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 21) đã được ban tổ chức “Nguyệt Quế Đỏ” II dành hơn một năm để ôn luyện. Mạnh Dũng được hướng dẫn cách thức tự ôn luyện kiến thức, sau đó ban tổ chức sẽ kiểm tra lại khối lượng kiến thức của Mạnh Dũng theo từng môn học. “Cách làm này mặc dù giúp cho Mạnh Dũng có lượng kiến thức tổng quát lớn, nhưng lại thiếu đi những trận đấu cọ xát mang yếu tố cạnh tranh. Do vậy, dù kết quả của Mạnh Dũng có cao hơn Phạm Thành Đạt và Nguyễn Xuân Thành Đạt khi dừng ở một cuộc thi tháng nhưng vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả”, Nhật Huy cho biết.

Hiểu rằng phải thay đổi để thành công, từ “Nguyệt Quế Đỏ” III, ban tổ chức đã lựa chọn 3 học sinh khối 10 có điểm số cao nhất vòng loại để tham dự các trận bán kết của chương trình, tranh tài cùng các đàn anh, đàn chị khối 11. Theo lý giải của Nhật Huy, những học sinh lớp 10 này chính là những “hạt giống” cho kỳ “Nguyệt Quế Đỏ” sau, đồng thời sẽ là những đối thủ của quán quân “Nguyệt Quế Đỏ” trong các trận đấu tập.

“Những em học sinh lớp 10 có niềm đam mê, có khao khát mãnh liệt với “Đường lên đỉnh Olympia” nên sẽ nỗ lực và cố gắng hết sức để học hỏi từ quán quân cho mục tiêu vô địch vào năm sau. Trong khi đó, nhà vô địch “Nguyệt Quế Đỏ” cũng sẽ gặp những thách thức thực sự trong các trận đấu tập. Qua đó, tạo nên sự cạnh tranh, giúp quán quân nhìn ra được những thiếu sót của bản thân”, Nhật Huy phân tích.

Những thay đổi trong cách tuyển chọn thí sinh và cách ôn luyện của ban tổ chức “Nguyệt Quế Đỏ” đã trở nên có hiệu quả. Minh chứng là những đại diện gần đây của Trường THPT chuyên Quốc Học Huế đã tiến sâu tại “Đường lên đỉnh Olympia”: Phan Lê Thúc Bảo (quán quân “Nguyệt Quế Đỏ III) vào đến trận quý và Nguyễn Minh Triết (quán quân “Nguyệt Quế Đỏ IV) đã giành được cầu truyền hình.

Không ngủ quên trên chiến thắng, “Nguyệt Quế Đỏ” vẫn đang tiếp tục hành trình dẫn lối tri thức của mình. Đã bước sang mùa thứ 5 tổ chức, những bóng áo màu đỏ trầm của ban tổ chức “Nguyệt Quế Đỏ” cũng đã dần trở thành hình ảnh quen thuộc của Trường THPT chuyên Quốc Học Huế vào mỗi mùa hè. “Hy vọng rằng, ban tổ chức chương trình sẽ luôn nhiệt huyết, luôn cố gắng tự làm mới chương trình, để “Nguyệt Quế Đỏ” trở thành một sân chơi hàng năm của các em học sinh, cũng như mang về những thành tích cao cho giáo dục tỉnh nhà”, thầy giáo Nguyễn Phú Thọ, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Quốc Học chia sẻ.

Bài, ảnh: ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Cầu mây & hành trình phía trước

Hiện tại, không phải cầu chinh, không phải Jujitsu và càng không phải bắn cung, mà cầu mây mới là bộ môn non trẻ nhất của thể thao Huế.

Cầu mây  hành trình phía trước
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa
Kiệu Hương Chữ với hành trình tìm lại thương hiệu

Kiệu Hương Chữ (TX. Hương Trà) từ lâu nổi tiếng là giống kiệu củ nhỏ, giòn, cay, thơm nồng nhưng không hăng rất đặc trưng mà các vùng khác không có được. Dẫu vậy, với nhiều yếu tố, giống kiệu quý đang gần như biến mất trên vùng đất này.

Kiệu Hương Chữ với hành trình tìm lại thương hiệu
Return to top