ClockThứ Tư, 04/01/2023 07:15

Khắc phục tình trạng thừa - thiếu giáo viên

TTH - Bên cạnh áp lực về trường lớp, trang thiết bị dạy học, ngành giáo dục (GD) Thừa Thiên Huế cũng đang nỗ lực giải quyết khó khăn về thừa - thiếu giáo viên (GV), nhằm đảm bảo đủ lực lượng GV đứng lớp.

“Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ 1: Khung cửa hẹp & những bất ngờ“Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ III: Hãy tin & hy vọng

Một số địa phương vùng sâu, vùng xa khó tuyển giáo viên do thí sinh chỉ tập trung nộp hồ sơ ở vùng trung tâm

Thừa - thiếu cục bộ

Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông thông tin, căn cứ Quyết định số 72 của Bộ Chính trị và Quyết định số 57 của Ban Tổ chức Trung ương về biên chế của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022-2026, đến năm 2026, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước là 21.308 người, giảm so với năm 2022 là 2.367 người, bình quân mỗi năm giảm 592 người. Trong khi đó, biên chế sự nghiệp GD chiếm khoảng 83%, do đó việc cân đối giữa nhu cầu biên chế GV và việc thực hiện cắt giảm trong thời gian đến là rất khó khăn.

Theo số liệu của ngành GD, tính đến năm học 2021-2022, toàn ngành có 11.400 cán bộ quản lý (CBQL) và GV phổ thông công lập, ngoài công lập. Trong đó, cấp tiểu học có 5.028, cấp THCS có 3.919 và 2.453 cấp THPT; cơ bản đảm bảo về cơ cấu bộ môn. Trong năm học 2021-2022 thiếu 274 CBQL và GV, trong đó cấp tiểu học thiếu 126, cấp THCS thiếu 49 và cấp THPT thiếu 99; thừa 265, trong đó cấp tiểu học 155, cấp THCS 110. Số CBQL và GV thiếu đã được Sở GD&ĐT và UBND cấp huyện cân đối để tuyển dụng nhằm thực hiện tốt Chương trình GD. UBND tỉnh đã chỉ đạo và yêu cầu Sở GD&ĐT phải đảm bảo đội ngũ GV cơ bản ổn định.

Theo ngành GD, vẫn còn tình trạng thừa, thiếu GV cục bộ giữa các môn học, giữa các cấp học, giữa các địa bàn. Khó khăn lớn nhất hiện nay là đội ngũ GV tại một số trường còn thiếu, cơ cấu đội ngũ ở trường có quy mô nhỏ, chưa hợp lý, chưa có giải pháp tháo gỡ. Nhiều đơn vị trường học còn khó khăn trong bố trí GV dạy liên môn ở cấp THCS, cấp tiểu học do không có nguồn để tuyển dụng.

Nhiều trường hợp đồng giáo viên nước ngoài dạy môn ngoại ngữ

Đối với ngành GD, sau khi ổn định năm học mới tiến hành rà soát, cân đối nhu cầu GV để xây dựng kế hoạch tuyển dụng. Việc tuyển dụng theo đúng quy trình phải mất một thời gian khá dài nên đến cuối năm hoặc đầu năm sau mới hoàn thành việc tuyển dụng GV. Việc tuyển dụng cũng thiếu nguồn ứng tuyển do địa phương không có nguồn tuyển dụng; mặt khác, một số địa phương vùng sâu, vùng xa khó tuyển do thí sinh chỉ tập trung nộp hồ sơ ở vùng trung tâm.

Một yếu tố nữa là do Luật Giáo dục 2019 nâng chuẩn đối với GV tiểu học yêu cầu là trình độ đại học nên tuyển dụng GV tiểu học gặp nhiều khó khăn, do nguồn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu tuyển dụng. Trong khi đó, theo tham khảo từ Trường ĐHSP Huế, đến năm 2024, sinh viên tốt nghiệp ĐHSP tiểu học mới đủ nguồn để tuyển dụng cho GV tiểu học trên địa bàn tỉnh.

Giải pháp khắc phục

Trước những khó khăn trên, ngành GD tiếp tục rà soát, sắp xếp đội ngũ GV đảm bảo phù hợp, cân đối giữa các trường trong từng địa phương, giữa các địa phương trong tỉnh. Các địa phương tiếp tục triển khai kế hoạch tuyển dụng GV để đáp ứng yêu cầu năm học 2022-2023 trên địa bàn.

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT, TS. Nguyễn Tân, thời gian tới ngành GD tiếp tục rà soát quy mô mạng lưới trường lớp, tính toán sắp xếp lại quy mô phù hợp theo hướng gọn đầu mối. Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở GD mầm non, phổ thông gắn với nâng cao chất lượng GD. Xây dựng lộ trình giao tự chủ từng phần, hướng đến tự chủ toàn bộ ở các cơ sở có điều kiện; thực hiện phương án chuyển đổi mô hình trường mầm non công lập sang tư thục ở những nơi có điều kiện xã hội hóa.

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện hợp đồng GV theo Nghị quyết 102 của Chính phủ về giải pháp biên chế đối với sự nghiệp GD và y tế; cải thiện môi trường làm việc và hỗ trợ về mặt chuyên môn cho GV. Đồng thời, kiến nghị Bộ GD&ĐT rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, thể chế, chính sách liên quan đến nhà giáo nói chung và GV mầm non, GV tiểu học nói riêng nhằm tạo điều kiện cho các địa phương tuyển dụng để giải quyết khó khăn về thiếu GV tiểu học nhưng không có nguồn tuyển do không đáp ứng yêu cầu về trình độ.

Bài, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Return to top