ClockThứ Hai, 22/10/2018 14:55

Không nên "việc thầy, thầy làm"

TTH - Hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) lấy ý kiến về dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo dự thảo, giáo viên có hành vi xúc phạm, bạo hành học sinh có thể bị phạt hành chính lên đến 30 triệu đồng.

Đại học Huế tổng kết công tác tuyển sinh năm 2018Bộ Giáo dục lên tiếng về việc sử dụng sách giáo khoa chỉ dùng được một lầnDanh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT

Giờ học ở Trường tiểu học Quang Trung, TP. Huế

"Buông" để không vi phạm

Bạn tôi gần 20 năm theo nghề giáo chia sẻ, với dự thảo xử phạt hành chính từ 10-30 triệu đồng kèm theo các biện pháp xin lỗi, đình chỉ dạy từ 1-6 tháng sẽ tạo thêm áp lực cho nghề giáo vốn đã áp lực. Là thầy cô giáo, ai cũng muốn học trò nên người. Để học sinh nên người không chỉ chăm chút dạy chữ, kiến thức sách vở mà còn quan tâm bảo ban tính nết, nói năng đi đứng... Để có kết quả ấy, nếu giáo viên non kinh nghiệm dễ lạm dụng vào một trong hai điều bị cấm như dự thảo nêu: Xúc phạm nhân phẩm hoặc bạo lực với học sinh. "Để an toàn, phải chăng việc thầy, thầy làm; việc trò, trò theo"- bạn nói.

Một giáo viên Trường tiểu học Thủy Châu (TX Hương Thủy) tâm sự, hơn 30 năm làm nghề dạy học, nhiều lúc chị cảm thấy ức chế nhưng phải kiềm chế khi xảy ra tình huống không hay với học sinh cá biệt. Đáng buồn trong những tình huống ấy, nhiều phụ huynh "bảo vệ" hành vi lệch chuẩn của con mình nên khiến cho học sinh không có cơ hội sửa chữa. Thậm chí có phụ huynh chỉ nghe một chiều từ con rồi phản ánh đến lãnh đạo trường làm giáo viên mất uy tín.

Thầy Nguyễn Thế Sinh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Quang Trung,TP. Huế chân tình: Giáo viên không ai muốn dùng biện pháp cứng rắn với học trò. Thông thường phải dạy 30-40 học sinh/lớp, mỗi em một tính khác nhau nên rất áp lực. Hơn nữa, ngày nay mỗi gia đình chỉ có 1-2 con nên phụ huynh “chăm lo” khá kỹ. Chỉ cần nghe con kể bị thầy cô giáo la hoặc bị đánh dù chỉ ở mức nhẹ nhất vẫn bức xúc, phản ánh lên cấp trên...

Học tiếng Anh tăng cường ở Trường tiểu học Quang Trung, TP. Huế

Băn khoăn

Thầy Võ Khắc Thọ, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường THCS Thủy Lương, TX Hương Thủy vừa nghỉ hưu, cho rằng hình thức xử phạt hành chính xét về mặt nào đó sẽ cần thiết nhưng cần phù hợp để kiềm chế một số giáo viên nóng tính. Đạo làm thầy phải biết cách lấy tình thương để cảm hóa học trò mà không cần đến hình thức xử phạt nào. Theo thầy, ngày trước chuyện thầy, cô giáo cho roi, cho vọt mỗi khi học sinh vi phạm là "chuyện thường ở huyện". Các phụ huynh không bao giờ oán trách mà xem đó là chuyện thầy dạy trò, mong học trò ngoan và tiến bộ.

Chia sẻ thêm về kinh nghiệm trong đời làm nghề dạy học, thầy Võ Khắc Thọ nói, không có giáo viên nào mà vô cớ trách mắng học sinh. Tuy nhiên, tùy tâm lý và tính cách có những học trò cá biệt hoang nghịch, ham chơi... Với những trường hợp này, giáo viên cần tìm hiểu hoàn cảnh, gặp gỡ phụ huynh, tận tình giúp đỡ học sinh. Phụ huynh cũng cần hiểu tính cách của con mà hợp tác phối hợp với phía giáo viên để răn đe, dạy bảo các em ngày càng hoàn thiện hơn.

Một cán bộ công tác ở Phòng GD &ĐT huyện Phong Điền cho rằng, chuyện dạy và học hiện nay đã thay đổi "vì con em chúng ta". Cũng chính chữ "vì" mà các em được gia đình, xã hội nuông chiều. Chỉ cần giáo viên la mắng, không bình tĩnh gõ hay khẽ vào người khi học sinh hoang nghịch là "có chuyện" với phụ huynh. Nói về quy định phạt hành chính với giáo viên mức cao nhất là 30 triệu đồng, kèm theo xin lỗi, đình chỉ dạy học 1-6 tháng, cán bộ này cho rằng, đó là mức phạt quá cao so với đời sống của đội ngũ giáo viên hiện nay. Khi đình chỉ dạy 1-6 tháng là giáo viên đã rơi vào tình cảnh khó khăn.

Theo nhiều cán bộ làm công tác quản lý tại các trường học, áp dụng hình thức xử phạt hành chính sẽ tạo tâm lý nặng nề cho giáo viên, khiến giáo viên cảm thấy không được tôn trọng, dẫn đến tâm lý "buông bỏ" học sinh. Giáo viên chỉ làm tròn trách nhiệm khi đến lớp, đến trường. Ngoài ra còn một vấn đề khác khiến nhiều giáo viên băn khoăn, nếu quy định được áp dụng thì cơ chế phạt thế nào, phân định hành vi sai phạm ra sao, cơ quan nào xử phạt...

Nghị định xử phạt hình chính trong lĩnh vực giáo dục tại Điều 32 của dự thảo nêu: “Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học. Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể người học”. Ngoài ra, giáo viên có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là xin lỗi công khai và bị đình chỉ giảng dạy từ 1-6 tháng.

Bài, ảnh: Minh Huy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Return to top