ClockThứ Bảy, 06/11/2021 12:30

Thanh Hà & mô hình “Công dân học tập”

TTH - Cùng với tổ dân phố Thanh Bình (thị trấn Sịa) và thôn Bao La - Đức Nhuận (xã Quảng Phú), thôn Thanh Hà (xã Quảng Thành) được chọn làm thí điểm xây dựng mô hình “Công dân học tập” của huyện Quảng Điền.

Mô hình “công dân học tập”, thí điểm để nhân rộng

Ngay sau khi nhận được kế hoạch của UBND xã thực hiện Kế hoạch số 03/KH-UBND của UBND huyện Quảng Điền về triển khai thí điểm mô hình “Công dân học tập”, thôn Thanh Hà đã tiến hành các bước cụ thể, nhất là tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng triển khai mô hình công dân học tập trong giai đoạn công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, đa lĩnh vực, đa phương tiện... Các dòng họ, các công dân được chọn đều được cấp tài liệu và tiến hành đăng ký tự nguyện.

Việc lựa chọn các công dân học tập được công khai và có sự góp ý của các thành viên trong ban, hội đủ điều kiện để phấn đấu đạt danh hiệu công dân học tập. Không chạy theo số lượng, không mang tính hình thức, đối phó, mô hình tập trung vào đánh giá thực chất, người thật việc thật để phong trào tác động sâu sắc vào đời sống Nhân dân, duy trì và phát triển phong trào một cách bền vững.

Thôn cũng đã cử 20 học viên tham gia tại huyện; trong đó, 5 thành viên là ban tổ chức triển khai mô hình, 4 trưởng ban khuyến học dòng họ, 11 gia đình hạt nhân trong đăng ký “Công dân học tập” và tuyên truyền viên trong cộng đồng. Việc kiểm tra đánh giá được theo dõi thường xuyên, qua hội họp, việc làng để cùng trao đổi, nhất là các tiêu chí khung để bà con nắm và thực hiện.

Qua vận động, thôn Thanh Hà có 33 cá nhân, trong đó có 7 cán bộ chủ chốt của thôn, 8 đại diện ban khuyến học, 16 người là thành viên “Gia đình học tập” và 12 thành viên dòng họ Nguyễn Duy tham gia đăng ký thí điểm mô hình “Công dân học tập”. Kết quả, có 31 công dân được bầu chọn, đạt 100% số người tham gia bầu chọn.

Theo ông Phan Đình Toan, Trưởng ban điều hành thực hiện mô hình thôn Thanh Hà, việc xây dựng mô hình “Công dân học tập” đã tạo những nhân tố tích cực trong duy trì các hoạt động của “Cộng đồng học tập”; tiếp tục tạo sức lan tỏa và trở thành phong trào thi đua trong toàn thôn; động viên các thành viên cộng đồng cùng nhau trao đổi và học tập, hướng đến chủ động trong công việc đang thực hiện và đang được giao của tổ, nhóm, cộng đồng.

Toàn thôn có 372 gia đình và 1.652 nhân khẩu. Thôn Thanh Hà từ khi đến chiêu dân lập làng xây dựng cuộc sống, việc học hành cho con dân luôn được trọng vọng đề cao. Thanh Hà là thôn đầu tiên ra mắt chi hội khuyến học của xã Quảng Thành. Toàn thôn có 6/6 dòng họ đã ra mắt ban khuyến học và hoạt động khuyến học, khuyến tài duy trì nề nếp. Thực hiện Quyết định 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chi hội khuyến học Thanh Hà đăng ký xây dựng “Cộng đồng học tập”, giai đoạn 2016 - 2020 và triển khai các hoạt động có hiệu quả.

Từ thực tiễn ở Thanh Hà và các mô hình thí điểm ở huyện, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền cho rằng, để mô hình triển khai đại trà và đạt hiệu quả, Hội Khuyến học tỉnh cần tích cực tham mưu với các ban ngành liên quan về đẩy mạnh công tác tuyên truyền Kết luận của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Anh, tùy điều kiện cụ thể của vùng miền, các đối tượng, kiến nghị Hội Khuyến học tỉnh điều chỉnh một số chỉ số phù hợp. Đồng thời, song song với triển khai mô hình “Công dân học tập”, kiến nghị Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với ngành giáo dục xây dựng chương trình, mở lớp học theo nhu cầu của người dân, đáp ứng yêu cầu các chỉ số trong bộ tiêu chí dưới nhiều hình thức, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân được học tập, nâng cao năng lực.

AN NHIÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

Cùng với phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn nhằm hướng phong trào đến xây dựng các mô hình sản xuất mới.

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

TIN MỚI

Return to top