ClockThứ Năm, 26/08/2021 10:44

Mô hình “công dân học tập”, thí điểm để nhân rộng

TTH - Hội Khuyến học Thừa Thiên Huế đang thực hiện thí điểm xây dựng mô hình “Công dân học tập” giai đoạn 2021 - 2030, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0.

Tuyên dương 19 cá nhân, tập thể trong phong trào học tập suốt đờiThạch Bình xứng đáng danh hiệu “Cộng đồng học tập”

Nhiều mô hình công dân học tập đã tạo hiệu ứng tích cực trong trường học (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19)

Thời gian qua, nhiều mô hình học tập của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt và vượt các chỉ tiêu trong xây dựng phong trào học tập suốt đời. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 54,1% số hộ đạt danh hiệu “Gia đình học tập”; 34,8% dòng họ đạt danh hiệu “Dòng họ học tập”; 69,5% số thôn, tổ dân phố đạt “Cộng đồng học tập”; 81,5% cơ quan, trường học, doanh nghiệp ở các xã, phường, thị trấn đạt danh hiệu “Đơn vị học tập”. Nổi lên có các huyện Nam Đông, Quảng Điền và Phú Lộc.

Đây là cơ sở quan trọng để toàn tỉnh triển khai thí điểm mô hình “Công dân học tập” với mục tiêu đưa phong trào xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu và phát huy hiệu quả thiết thực. Việc thí điểm xây dựng mô hình “Công dân học tập” được thực hiện theo 3 nhóm đối tượng: Nông dân và lao động nông thôn; công nhân và lao động tiểu thủ công, thợ sửa chữa thiết bị gia dụng (gọi tắt là công nhân); trí thức (cán bộ, công chức, viên chức) trình độ cao đẳng trở lên.

Hội Khuyến học tỉnh tổ chức tập huấn, phổ biến kế hoạch, kỹ năng xác định, triển khai thí điểm bộ tiêu chí đánh giá mô hình “Công dân học tập” cho các đơn vị. Bộ tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” gồm ba nhóm năng lực cốt lõi: Năng lực tự học và học tập suốt đời; năng lực sử dụng những công cụ tương tác; năng lực xây dựng và thực hiện các mối quan hệ xã hội. Hội Khuyến học các huyện, thị và thành phố triển khai mô hình thí điểm áp dụng đối tượng “Công dân học tập” theo loại hình phù hợp với địa phương; các chi hội trực thuộc Tỉnh hội triển khai thí điểm đối với công chức, viên chức theo bộ tiêu chí dùng cho người có trình độ cao đẳng trở lên.

Quảng Điền là một trong những lá cờ đầu trong phong trào khuyến học ở Thừa Thiên Huế. Mô hình “Công dân học tập” huyện Quảng Điền được triển khai thí điểm từ tháng 1/2021 với 141 người tham gia ở 3 đơn vị tổ dân phố Thạch Bình (thị trấn Sịa), thôn Bao La Đức nhuận (xã Quảng Phú) và thôn Thanh Hà (xã Quảng Thành). Ở mô hình dòng họ, huyện có 3 dòng họ gồm họ Bùi (tổ dân phố Thạch Bình, thị trấn Sịa), họ Hoàng (thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú) và họ Nguyễn Duy (thôn Thanh Hà, xã Quảng Thành).

Sau khi được Hội Khuyến học huyện chọn là địa bàn thực hiện thí điểm các mô hình “Công dân học tập”, Hội Khuyến học các xã, thị trấn đã chủ động tham mưu kịp thời với cấp ủy, chính quyền các văn bản chỉ đạo của và đã làm tốt công tác tuyên truyền rộng rải tới cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng thí điểm mô hình “Công dân học tập”. Hội cũng tổ chức hội nghị triển khai phổ biến kế hoạch, hướng dẫn kỹ năng xác định, chấm điểm tiêu chí đánh giá công dân học tập cho các đơn vị và gia đình được chọn làm thí điểm theo Bộ tiêu chí đánh giá của Hội khuyến học Việt Nam. Quá trình triển khai thực hiện đã mang lại những kết quả quan trọng trong phong trào tự học, học suốt đời.

Ở Thừa Thiên Huế, mô hình “Công dân học tập” mới đưa vào thí điểm nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm. Để mô hình triển khai hiệu quả, thiết nghĩ, các cấp hội khuyến học cần tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền, nhất là ngành giáo dục có biện pháp đẩy mạnh tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa của mô hình. Tùy từng điều kiện cụ thể, các địa phương linh hoạt điều chỉnh những chỉ số phù hợp; đồng thời, phối hợp với các cơ sở giáo dục mở lớp đào tạo dưới nhiều hình thức, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân được học tập, nâng cao năng lực, trình độ.

Hy vọng, mô hình “Công dân học tập” sẽ đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự nghiệp xây dựng xã hội học tập…

Bài, ảnh: An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

Cùng với phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn nhằm hướng phong trào đến xây dựng các mô hình sản xuất mới.

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới
Triển vọng từ mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn TX. Hương Thủy đã thay đổi tư duy canh tác khi mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng sen; trong đó, mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ đã cho thấy hiệu quả khi giúp nông dân mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.

Triển vọng từ mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ

TIN MỚI

Return to top