ClockThứ Sáu, 27/07/2018 07:00

Người trẻ kén học ở trung tâm

TTH - Đã có sự bình đẳng giữa học viên học ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) và học sinh phổ thông trong thi cử và cấp bằng. Tuy nhiên, các em không mặn mà nên các trung tâm GDTX ở huyện vẫn khó tuyển sinh.

Người trẻ tiên phongDệt Zèng cuốn hút bạn trẻ

Học sinh ở Trung tâm GDTX trong giờ chào cờ

Khó tuyển học viên

Bắt gặp hình ảnh bà mẹ với khuôn mặt rầu rĩ cùng con đi rút hồ sơ sau khi không trúng tuyển vào lớp 10 công lập. Người mẹ muốn con nộp đơn vào Trung tâm GDNN-GDTX TP. Huế, nhưng cô bé nhất quyết không muốn học chữ ở trung tâm. Em xấu hổ với bạn bè vì đây là cửa cuối cùng khi các em không trúng tuyển vào các trường công lập. Hiểu tâm trạng của con, nhưng người mẹ không đủ khả năng cho con học trường ngoài công lập. “Ngày nay khác xưa rồi, học trung tâm GDTX vẫn phải học 10 môn, ngày nào cũng đi học, cũng mặc áo dài, cũng thi đại học như mọi người...”. Người mẹ tìm cách động viên con.

Hậu tuyển sinh lớp 10, toàn TP. Huế có khoảng 1.700 học sinh không trúng tuyển vào các trường công lập. Trung tâm GDNN-GDTX rộng cửa, tuy nhiên, học sinh không mặn mà. Trung cấp nghề vẫn là phương án được nhiều em lựa chọn vì vừa học nghề, vừa học văn hóa. Em Nguyễn Thị Ý (TP. Huế) chia sẻ: “Em muốn học trường trung cấp nghề vì học xong có thể tìm được việc làm. Hơn nữa, trường nghề được đầu tư quy mô, trang thiết bị hiện đại, phong phú các ngành nghề. Cách tuyên truyền, quảng bá của các trường nghề cũng khá hấp dẫn”.

Với Trung tâm GDNN-GDTX, nhiều người mặc định, đây chỉ là chương trình dạy bổ túc với một số môn học cơ bản. Nhiều học sinh lười học, ý thức tổ chức kỷ luật kém. Số học viên là cán bộ và người lao động do đã nghỉ học một thời gian dài nên rất khó khăn cho việc tiếp thu kiến thức mới, nhất là trong giai đoạn đổi mới giáo dục. Thế nên, các huyện, thành phố đều có Trung tâm GDTX, song hoạt động cầm chừng vì không có người học. Không thu hút học sinh, nhiều trung tâm không biết xoay xở thế nào để có đủ nguồn kinh trang trải cho các hoạt động.

“Đầu ra” đã bình đẳng

Trung tâm GDNN- GDTX TP. Huế, được cho là phát triển tốt vẫn chỉ có khoảng trên 200 học sinh ở cả ba khối. Số lượng học sinh đến học ở trung tâm ít so với nhu cầu. Một khối có khoảng 3 lớp và một lớp thường chỉ trên 30 em. Em Nguyễn Trâm Anh, học sinh lớp 11 của Trung tâm GDNN-GDTX TP. Huế, cho hay: “Em muốn học văn hóa để thi đại học. Hơn nữa, chương trình học nhẹ hơn nên em tập trung mấy môn chính để ôn tập. Nếu nắm vững kiến thức em vẫn có nhiều cơ hội để thi vào các trường đại học”.

Từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo gộp hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học, cao đẳng thành một kỳ thi THPT Quốc gia nên “đầu ra” của học viên trung tâm GDTX bình đẳng với học sinh phổ thông. Các em đều học chương trình sách giáo khoa phổ thông. Trong chương trình đào tạo của hệ GDTX, học sinh chỉ học 7 môn, nhưng riêng TP. Huế vẫn dạy thêm 3 môn là tiếng Anh, giáo dục công dân và tin học. Những năm trước, bằng tốt nghiệp THPT có hai loại dành cho học viên trung tâm GDTX và học sinh phổ thông; từ năm 2015, chỉ cấp một loại bằng duy nhất, không xếp hạng hay loại hình tốt nghiệp trên bằng tốt nghiệp. Khi học viên được tham gia kỳ thi THPT quốc gia, được cấp bằng chung với học sinh phổ thông chứng tỏ chất lượng ở các trung tâm GDTX đã được nâng cao.

85% học sinh của Trung tâm GDNN- GDTX TP. Huế đậu THPT Quốc gia năm học 2017 -2018 cho thấy, chất lượng giáo dục hệ bổ túc được cải thiện. Năm học 2016-2017, TP. Huế có gần 20 em đậu đại học ở nguyện vọng 1 và 35 em đậu cao đẳng. Thầy giáo Trương Công Bình, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX TP. Huế, cho hay: Trình độ học viên còn hạn chế, ý thức học tập chưa cao nên chất lượng các môn văn hóa vẫn còn thấp. Giáo viên khá vất vả khi đổi mới phương pháp giảng dạy mới truyền thụ kiến thức cho các em theo kiểu kèm cặp. Tuy nhiên, trung tâm quyết tâm đào tạo đội ngũ học sinh có chất lượng nên năm học qua nhiều em đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia trong hệ thống hệ GDTX.

Muốn nâng cao chất lượng dạy học, trước hết phải thay đổi nhận thức của học viên về việc học của mình. Do vậy, các hoạt động dạy học trên lớp không nên gò bó mà cần tăng cường các hoạt động ngoài giờ, lồng ghép chương trình giáo dục nhân cách, đạo đức cho các em. Đồng thời, tạo môi trường học tập thân thiện, tích cực để thu hút học sinh.

An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng hình thức giáo dục pháp luật cho người trẻ

Hình thành thói quen “Sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật” trong đoàn viên, thanh niên thông qua tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật là mục tiêu tổ chức Đoàn hướng đến trong giai đoạn hiện nay.

Đa dạng hình thức giáo dục pháp luật cho người trẻ
Thắp lên tình yêu nghệ thuật truyền thống nơi người trẻ

Giữa guồng quay hối hả của nhịp sống hiện đại cùng sự lên ngôi của công nghệ giải trí, văn hóa-nghệ thuật truyền thống khó tránh khỏi phải đối mặt áp lực cạnh tranh. Đã từng xuất hiện những lo ngại về nguy cơ mai một tinh hoa văn hóa cha ông. Nhưng không, ngọn lửa tình yêu dành cho văn hóa, nghệ thuật dân tộc vẫn luôn âm ỉ cháy và ngày càng được kích hoạt mạnh mẽ trong cộng đồng người trẻ.

Thắp lên tình yêu nghệ thuật truyền thống nơi người trẻ
Cổ vũ người trẻ tìm kiếm, tôn vinh nét đẹp văn hóa dân tộc

Là sân chơi dành riêng cho các bạn trẻ, Cuộc thi sáng tác video clip “Tinh hoa Việt Nam” đã khép lại sau 6 tháng triển khai; ghi nhận gần 12.000 tác phẩm dự thi ngay từ vòng sơ loại, thu hút tổng cộng hơn 56 triệu lượt xem và hơn 679.000 lượt bình chọn trên các nền tảng số, mạng xã hội.

Cổ vũ người trẻ tìm kiếm, tôn vinh nét đẹp văn hóa dân tộc
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

TIN MỚI

Return to top