ClockThứ Ba, 18/04/2023 14:25

Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa và hiện đại

TTH - Xây dựng mạng lưới trường lớp phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế... là mục tiêu của Đề án “Phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế giai đoạn 2022- 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”, vừa được HĐND TP. Huế thông qua.

Giáo dục theo hướng đồng bộ, chuẩn hóaBộ Giáo dục và Đào tạo: Điểm chuẩn tăng là hiện tượng bình thường

leftcenterrightdel
 Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khối 9 tại Trường THCS Duy Tân

Chuẩn hóa và hiện đại

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 10 của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm GD&ĐT đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước giai đoạn 2012 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, GD&ĐT TP. Huế có những bước phát triển và đạt được nhiều kết quả khả quan. Quy mô mạng lưới trường, lớp từng bước hoàn chỉnh; đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa; chất lượng tay nghề, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp không ngừng nâng cao cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số chỉ tiêu GD chưa đạt theo kế hoạch đề ra.

Đầu tháng 4/2023, TP. Huế tiếp tục triển khai đề án “Phát triển GD&ĐT TP. Huế giai đoạn 2022 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”, với mục tiêu xây dựng mạng lưới trường lớp từ cấp học mầm non đến phổ thông phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế đáp ứng nhu cầu học sinh đến trường; phát triển toàn diện học sinh, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong việc đáp ứng đổi mới toàn diện GD, xây dựng ngành GD&ĐT thành phố xứng đáng với vị trí tiên phong về chất lượng của tỉnh và khu vực miền Trung.

Theo đó, đến năm 2025 tiếp tục điều chỉnh, rà soát mạng lưới trường, lớp cấp học mầm non, phát triển mạng lưới các trường ngoài công lập với tỷ lệ 28,9%; 62,7% số trường đạt chuẩn quốc gia; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập GD mầm non cho trẻ 4, 5 tuổi... Đối với GD tiểu học, tiếp tục điều chỉnh rà soát mạng lưới trường, lớp cấp tiểu học, phát triển mạng lưới các trường ngoài công lập đến năm 2025 là 3,5%; 82,4% số trường đạt chuẩn quốc gia; 100% học sinh học 2 buổi/ngày; 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn… Riêng GD THCS, thành phố tiếp tục rà soát, điều chỉnh mạng lưới trường lớp, phát triển mạng lưới các trường ngoài công lập 5,1%; 84,2% trường đạt chuẩn quốc gia; thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập GD THCS mức độ 3; 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, 100% học sinh được giáo dục văn hóa Huế và tiếp cận mô hình trường học hạnh phúc…

leftcenterrightdel
Học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm ngoài trường học 

Giai đoạn 2026 - 2030, tỷ lệ trường ngoài công lập cấp mầm non đạt 30%, 85% số trường đạt chuẩn quốc gia; 100% trường triển khai xây dựng trường học hạnh phúc. Đối với GD tiểu học, tỷ lệ trường ngoài công lập đạt 5,4%, 85% số trường đạt chuẩn quốc gia, 70% học sinh được học tiếng Anh tăng cường với người nước ngoài và 100% trường triển khai xây dựng trường học hạnh phúc. Riêng GD THCS, phấn đấu có 2 trường trọng điểm về chất lượng và 6 trường học thông minh; trên 35% cán bộ quản lý và giáo viên đạt trình độ trên chuẩn; 40% học sinh được học tiếng Anh tăng cường với người nước ngoài…

Nhiều giải pháp

Theo Chủ tịch UBND TP. Huế, ông Võ Lê Nhật, để triển khai thực hiện đề án, thành phố đẩy mạnh xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia; xây dựng trường học thông minh, trường học hạnh phúc; đẩy mạnh GD trải nghiệm, văn hóa Huế; tăng cường ngoại ngữ, chuyển đổi số, hướng đến các giá trị cốt lõi nhân văn, bản sắc và hội nhập. Quan tâm đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; đầu tư cơ sở vật chất, trang, thiết bị dạy học cho các cơ sở GD, từng bước hiện đại hóa nhà trường, phấn đấu đến năm 2030 phần lớn các trường phổ thông có đủ điều kiện thiết bị hiện đại cho học sinh học tập và hoạt động cả ngày tại trường. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế quản trị giáo dục của các trường theo hướng phát huy vai trò, trách nhiệm của hội đồng trường; quyền, trách nhiệm của hiệu trưởng một cách thực chất, tránh hình thức.

Nhiệm vụ của thành phố thời gian tới là phát triển mạng lưới trường, lớp đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, trong đó tiếp tục phối hợp với các phòng, ban thành phố, các phường, xã phối hợp rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp; ưu tiên bố trí quỹ đất cho GD, đáp ứng nhu cầu học tập của con em, phát triển có tính kế thừa và ổn định; khuyến khích mở rộng các cơ sở GD ngoài công lập đối với những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển; thực hiện chia tách, sáp nhập, xóa điểm lẻ các cơ sở GD tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố…

Đảm bảo nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là nhiệm vụ hàng đầu trong giai đoạn 2022 - 2030. Trong đó, tăng cường đầu tư, xây mới cơ sở vật chất để giải quyết tình trạng thiếu phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng…; thay thế phòng học tạm thời, phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng. Đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị dạy học mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học, bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu theo lộ trình đổi mới chương trình GD phổ thông; đầu tư xây mới, sửa chữa, cải tạo nhà vệ sinh và công trình nước sạch; nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thiết bị công nghệ thông tin để triển khai chuyển đổi số cho hệ thống GD và xây dựng trường học thông minh.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

TIN MỚI

Return to top