ClockThứ Hai, 12/04/2021 14:15

Theo đuổi đam mê

TTH - Từ nhỏ, Nguyễn Cao Diên Khang, học sinh (HS) lớp 12A5 trường Trung học phổ thông Hai Bà Trưng), đã “mê” khoa học kỹ thuật (KHKT). Khang thường mày mò, nghịch ngợm thiết bị điện tử trong nhà, rồi tìm đọc tài liệu, bài viết liên quan. Vào trung học cơ sở (THCS), nhà trường phát động phong trào nghiên cứu khoa học, Khang như bị “mê hoặc”…

Tặng bằng khen cho 5 học sinh đạt giải khoa học kỹ thuật quốc gia14 sản phẩm tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ VII

Nguyễn Cao Diên Khang đạt giải ba cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp Quốc gia

Khi còn học tiểu học, Diên Khang đã làm các thầy cô “giật mình” khi bất ngờ mang “sản phẩm” đầu tay là một chiếc “đèn chống bão lụt”, từ đồ tái chế để tặng thầy cô nhân ngày 20/11. Lên lớp 8, Khang góp mặt trong cuộc thi KHKT với sản phẩm “hộc bàn thông minh” và giành giải ba (cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh năm 2017).

Năm nay, Khang nhận thấy màn hình cảm ứng là loại thiết bị có thể hỗ trợ rất nhiều trong đời sống, nhất là trong nhà trường. Việc sử dụng màn hình cảm ứng cho phép thực hiện nội dung bài giảng rất sinh động, tạo cơ hội cho HS trực tiếp tham gia trong suốt giờ học, khơi gợi sự đam mê, thích thú, đồng thời cũng đem đến sự tiện lợi và sáng tạo trong các bài giảng của giáo viên. Do chi phí trang bị màn hình cảm ứng hiện quá cao, nhiều trường học sử dụng màn hình thường, LCD (Liquid Crystal Display) hay màn chiếu Projector để thay thế.

Diên Khang đã lên ý tưởng và đi sâu nghiên cứu nhằm tạo ra một thiết bị với chi phí thấp, có khả năng chuyển đổi màn hình LCD mọi kích cỡ hoặc màn chiếu Projector thành màn hình cảm ứng. Thậm chí, thiết bị đó có thể biến các loại mặt phẳng (bức tường, tấm bìa…) thành màn hình cảm ứng để dễ dàng trang cấp đến tất cả các lớp học, nhất là các lớp học ở vùng khó khăn. Thiết bị này sẽ giúp thầy cô thuận lợi và sáng tạo hơn trong các bài giảng, thực hiện nội dung tiết học một cách sinh động, tạo cơ hội cho HS trực tiếp tham gia trong suốt giờ học, khơi gợi sự đam mê, thích thú cho HS.

Năm 2019, Khang nghiên cứu và chế tạo thành công “Thiết bị chuyển đổi màn hình thường mọi kích cỡ thành màn hình cảm ứng”. Khang còn nhận thấy bất cập khi trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể phải đứng xa màn hình để trao đổi bài giảng nên sẽ không thuận lợi khi cần phải thao tác trực tiếp trên màn hình. Đối với HS, nếu trao đổi bài giảng với giáo viên từ vị trí đang ngồi trong lớp, sẽ khá xa nên khó tương tác hơn. Một thiết bị không dây có chức năng tương tự con chuột để điều khiển màn hình từ xa sẽ hoàn toàn đáp ứng được vấn đề này.

Năm 2020, Diên Khang tiếp tục hoàn thiện thiết bị chuyển đổi màn hình thường mọi kích cỡ thành màn hình cảm ứng, đồng thời nghiên cứu phát triển thêm một “thiết bị điều khiển từ xa có chức năng tương tự con chuột máy tính” (Chuột thông minh - Smart mouse) để nâng cao hiệu quả sử dụng màn hình cảm ứng. Khang cũng đã viết phần mềm gắn kết hai thiết bị nói trên để tạo thành “Bộ thiết bị chuyển đổi màn hình thường thành màn hình cảm ứng” nhằm hỗ trợ tối đa cho giáo viên và HS trong quá trình tương tác qua bài giảng điện tử.

Khang đã lặng lẽ mày mò từng chút một, từ tìm tài liệu, thiết bị đến thí nghiệm… “Em thường tìm đọc các tài liệu nước ngoài liên quan về những vấn đề này. Em tự viết mã code, viết phần mềm, hàn linh kiện… Thỉnh thoảng, em cũng nhờ sự hỗ trợ của ba nhưng đó chỉ là khi em cần làm việc nặng ngoài khả năng như cắt kim loại”. Sau khi biết đề tài được chọn đi tiếp để tham gia cuộc thi KHKT cấp Quốc gia, Khang đã cố gắng để hoàn thiện đề tài và em đã giành giải ba cấp quốc gia.

Bài, ảnh: Phạm Phước Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục pháp luật cho học sinh qua phiên tòa thực tế

Nhằm nâng cao kiến thức về pháp luật cho học sinh, chiều 6/12, Trường THPT Nguyễn Huệ tổ chức cho học sinh tham dự một phiên tòa xét xử thực tế tại Tòa án Nhân dân TP. Huế. Đây là một hoạt động bổ ích nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức trách nhiệm của học sinh trong cuộc sống.

Giáo dục pháp luật cho học sinh qua phiên tòa thực tế
Tiếp sức cho học sinh, sinh viên đến trường

Nguồn vốn tín dụng từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc đã hỗ trợ cho nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục theo đuổi ước mơ học tập, kiến tạo tương lai.

Tiếp sức cho học sinh, sinh viên đến trường

TIN MỚI

Return to top