ClockThứ Hai, 18/05/2020 14:10

Thỏa sức khám phá

TTH - Từ khi thực hiện bộ tiêu chí thực hành giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trường mầm non Hoa Mai (TP. Huế) được nâng lên rõ rệt. Phương pháp nuôi dạy khoa học giúp trẻ có cơ hội phát triển toàn diện bản thân…

Trên 158.700 học sinh mầm non, tiểu học đến trườngBộ Giáo dục: Phí học online do nhà trường và phụ huynh tự thỏa thuậnXây dựng Trường mầm non Hương Sơ cho các hộ thuộc diện di dời tại khu vực I di tích Kinh thành Huế

Hoạt động ngoại khóa ở Trường mầm non Hoa Mai

Theo cô Tôn Nữ Lục Hà, Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Mai, giáo viên mầm non là người gầy dựng tinh thần vui vẻ, tự tin, tạo nền móng cho sự phát triển nhân cách và nhận thức của trẻ. Nhà trường luôn yêu cầu mỗi cô giáo cần khéo léo khai thác tính cách trẻ cũng như luôn khơi gợi, động viên, rèn trẻ tính nền nếp. Mỗi khi trẻ thích thú, mạnh dạn thể hiện ý tưởng của trẻ khi tham gia vào các hoạt động giáo dục sẽ lĩnh hội đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết, đặc biệt phát triển năng lực bản thân.

Năm học 2017 – 2018, nhà trường phát động hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp cơ sở được các nhóm/lớp hưởng ứng tích cực. Từ đó, khuôn viên nhóm, lớp được quy hoạch tổng thể hơn, tận dụng được mọi không gian, tạo môi trường “mở” cho trẻ hoạt động. Trẻ có thêm nhiều không gian để học và chơi  như bước ra ngoài thiên nhiên, tự làm đồ chơi, tô màu, tham gia các trò chơi cùng cô giáo. Giáo viên lồng ghép các tình huống quen thuộc để nâng cao khả năng xử lý tình huống cho trẻ. Từ phương pháp giảng dạy lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên dành nhiều thời gian khơi gợi hứng thú, sự hiểu biết, tăng kỹ năng thực hành cho trẻ. Các cô sử dụng những tình huống thật để nâng cao kỹ năng sống cho trẻ, cũng như đánh giá đúng khả năng của các em dựa trên sự thay đổi của cá nhân, tôn trọng sự khác biệt của trẻ và không đánh giá đồng loạt.

Để thực hiện tốt chuyên lấy trẻ làm trung tâm, nhà trường tập trung mọi nguồn lực, như đẩy mạnh công tác xã hội hóa từ phụ huynh và các mạnh thường quân để đầu tư cải tạo sân vườn, xây dựng khu vực chơi, khu chăm sóc các con vật nuôi, góc chơi thí nghiệm, thư viện ngoài trời… đáp ứng yêu cầu các hoạt động trải nghiệm, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Anh Nguyễn Văn Bình, phụ huynh cho biết: Tôi nhân thấy môi trường giáo dục ở Trường mầm non Hoa Mai đã có sự chuyển biến. Trước đây, trang trí môi trường chủ yếu nhìn, ngắm, đẹp mắt nhưng bây giờ xây dựng môi trường để trẻ hoạt động, phát huy được khả năng, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc của trẻ. 

Trong qúa trình tham gia các hoạt động giáo dục tại trường, giáo viên đã phát huy được tính chủ động sáng tạo của trẻ trong quá trình sử dụng vật liệu sẵn có để làm đồ chơi, đồ dùng phong phú, đa dạng mang tính giáo dục và đảm bảo an toàn cho trẻ. Cán bộ giáo viên thiết kế và sáng tạo hơn 200 loại đồ dùng, đồ chơi và các trò chơi cho trẻ được trải nghiệm. Nhất là, có trên 80% cán bộ giáo viên có khả năng vận dụng đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Tuy nhiên, theo cô Lục Hà, phương pháp lấy trẻ làm trung tâm vẫn gặp một số khó khăn. Một số giáo viên lớn tuổi, giáo viên mới vào nghề chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy nên đôi lúc còn túng lúng lập kế hoạch cũng như áp dụng các phương pháp mới. Cơ sở vật chất xuống cấp, điều kiện để phục vụ cho chuyên đề còn hạn chế. Một số phụ huynh nhận thức chưa sâu sắc về chuyên đề, chưa phối hợp tốt cùng nhà trường và giáo viên rèn kỹ năng cho trẻ.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

TIN MỚI

Return to top