ClockChủ Nhật, 22/10/2017 07:19

50% thời lượng học của sinh viên ngành du lịch là tại doanh nghiệp

Thời gian đào tạo tại các doanh nghiệp của sinh viên ngành Du lịch ít nhất bằng tổng thời gian thực hành, thực tập của chương trình đào tạo và không ít hơn 50% tổng thời gian thực hiện chương trình đào tạo.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Thông báo kết luận số 469/TB-VPCP ngày 06/10/2017 của Văn phòng Chính phủ về tình hình đào tạo nhân lực du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực ngành du lịch trình độ đại học giai đoạn 2017-2020 theo hướng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế .

Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo là điều kiện bắt buộc để được thực hiện cơ chế đặc thù này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đại học, học viện, các trường đại học có đào tạo các ngành về du lịch khẩn trương triển khai xây dựng Đề án áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học.

Theo đó, những ngành được áp dụng cơ chế đặc thù gồm: Du lịch (7810101); Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (7810103); Quản trị khách sạn (7810201); Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (7810202) và các mã ngành đào tạo thí điểm trong lĩnh vực du lịch chưa có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV hiện hành để đáp ứng nhu cầu về nhân lực du lịch.

Bộ yêu cầu, chương trình đào tạo của các ngành trên phải điều chỉnh theo hướng mở, dễ dàng chuyển đổi, liên thông; bao gồm các học phần cốt lõi và các học phần tự chọn. Các học phần cốt lõi nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng của ngành đào tạo.

Các học phần tự chọn theo hướng chuyên sâu về các lĩnh vực du lịch theo vùng miền, khu vực địa lý, loại hình du lịch... Rút ngắn thời gian đào tạo phù hợp với Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.

Tăng thời gian đào tạo thực hành, thực tập tại doanh nghiệp. Cơ sở đào tạo tự chủ lựa chọn doanh nghiệp đối tác; chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng và năng lực tham gia đào tạo của doanh nghiệp đối tác trong quá trình phối hợp đào tạo và tổ chức cho sinh viên thực hành, thực tập.

Về cơ chế, chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực du lịch, khuyến khích thực hiện hình thức đào tạo văn bằng thứ hai ngành du lịch; khuyến khích các cơ sở đào tạo linh hoạt mở ngành đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế.

Các cơ sở đào tạo liên kết đào tạo với doanh nghiệp được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng mở rộng quy mô đối với các ngành đào tạo về du lịch; Khuyến khích sinh viên đã tốt nghiệp các ngành khác được chuyển sang học văn bằng thứ hai các ngành du lịch tại các cơ sở đào tạo du lịch.

Khuyến khích chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý…(gọi chung là chuyên gia) có kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp của doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực du lịch, đặc biệt là giảng dạy, hướng dẫn các nội dung liên quan đến các kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Các chuyên gia này là người tốt nghiệp thạc sỹ trở lên hoặc tốt nghiệp đại học có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên đúng ngành tham gia đào tạo.

Các cơ sở có đào tạo ngành du lịch phải gắn kết với hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch để dự báo nhu cầu lao động, xây dựng chuẩn đầu ra và đào tạo sinh viên có kỹ năng đáp ứng yêu cầu ngành nghề.

Theo đó, thoả thuận doanh nghiệp là nơi thực hành, thực tập của cơ sở đào tạo; sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần mềm… của doanh nghiệp để đào tạo thực hành. Thời gian đào tạo tại các doanh nghiệp ít nhất bằng tổng thời gian thực hành, thực tập của chương trình đào tạo và không ít hơn 50% tổng thời gian thực hiện chương trình đào tạo.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguồn nhân lực cho ngành du lịch

Chất lượng nguồn nhân lực được xem là yếu tố cốt lõi để phát huy tiềm năng du lịch. Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, du lịch của Cố đô cũng phải được nâng lên xứng tầm với vị thế, trong đó có yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực cho ngành du lịch
Ngành du lịch chung tay giảm rác thải nhựa

Sáng 25/9, Sở Du lịch phối hợp với Dự án “Huế - Đô thị Giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” (thuộc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam) tổ chức hội thảo sơ kết triển khai lộ trình giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) ngành du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 - 2025.

Ngành du lịch chung tay giảm rác thải nhựa
Rộng đường gia nhập thị trường lao động

Bà Phan Minh Nguyệt, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận định, thị trường lao động đang sôi động, dự báo sẽ đem đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động trên địa bàn.

Rộng đường gia nhập thị trường lao động
Khai phá thị trường mới cho ngành du lịch

Theo kế hoạch, từ ngày 27/8 đến hết ngày 7/9, Tập đoàn Vietravel sẽ đón tiếp và phục vụ đoàn khách gồm 4.500 người đến từ một tập đoàn dược phẩm lớn của Ấn Độ. Vị tỷ phú sáng lập cũng tham gia cùng các nhân viên tập đoàn và đây sẽ là một kỷ lục mới của ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh các doanh nghiệp đang xúc tiến mở rộng cơ hội phát triển đến các thị trường mới.

Khai phá thị trường mới cho ngành du lịch

TIN MỚI

Return to top