ClockThứ Tư, 26/06/2019 14:26

Bộ GD&ĐT không công bố đáp án ngay sau khi kết thúc thi THPT quốc gia 2019

“Điểm khác biệt của năm nay là Bộ GD&ĐT không công bố đáp án ngay sau khi kết thúc kì thi THPT quốc gia mà sẽ cân nhắc để công bố vào một thời điểm hợp lý và thích hợp”.

Gặp nạn trước ngày thi, cậu học trò đành gác lại ước mơThí sinh than đề dàiThi THPT Quốc gia 2019: Thí sinh làm bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiênĐề thi không đánh đố thí sinh

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&DT) cho biết, về việc công bố đáp án và quy trình chấm thi sau khi kết thúc kì thi THPT quốc gia.

Theo ông Trinh, để đảm bảo tuyệt đối chính xác công bằng và ngăn ngừa các gian lận nên trong quy trình và chấm thi trắc nghiệm, Bộ GD&ĐT đã có những nâng cấp và điều chỉnh bổ sung trong phần mềm chấm thi trắc nghiệm.

Điểm khác biệt của năm nay, Bộ GD&ĐT không công bố đáp án ngay sau khi kết thúc kì thi mà sẽ cân nhắc để công bố vào một thời điểm hợp lý và thích hợp.

Việc lo ngại các hội đồng chấm lỏng chấm chặt ở môn thi tự luận, ông Trinh cho rằng, đặc điểm của chấm tự luận ít nhiều ảnh hưởng chủ quan của người chấm, khác với chấm thi trắc nghiệm trên máy.

Ông Mai Văn Trinh kiểm tra máy móc tại một phòng chấm thi trắc nghiệm

Do đó, không riêng Việt Nam mà ở các nước trên thế giới, việc chấm thi tự luận được tiến hành kèm theo các giải pháp nhằm đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy.

“Ở kì thi THPT quốc gia, đã nhiều năm có câu hỏi mở cho đề Văn nhằm để thí sinh có những câu trả lời sáng tạo cả về trình bày và nội dung.

Do đó, câu hỏi mở cũng phải có hướng dẫn chấm mở, các em trả lời được câu hỏi đặt ra, không vi phạm thuần phong mĩ tục”, ông Trinh cho hay.

Cũng theo Cục trưởng, với cán bộ chấm thi bài thi có câu hỏi mở cũng cần có kĩ năng cao hơn. Thực tế nhiều năm các thầy cô giáo đã tiếp xúc với câu hỏi này.

Ngoài ra, người chấm phải tuân thủ nghiêm túc việc chấm thi hai vòng độc lập, kèm với đó là việc chấm kiểm tra tối thiểu 5% số bài thi.

Nếu các hội đồng thi tuân thủ điều này, việc chấm thi Văn dù câu hỏi mở vẫn đảm bảo tính khách quan.

Hệ thống máy móc sẽ dùng để chấm thi trắc nghiệm tại một hội đồng thi (ảnh: M. Hà)

Qua kinh nghiệm nhiều năm, ông Trinh cho rằng, các hội đồng thi lựa chọn đủ số lượng và chất lượng cán bộ chấm thi môn Ngữ văn.

Và trong quy chế cũng cho phép các hội đồng thi có thể mời thêm các cán bộ giảng viên ở các trường khác để chấm thi môn Văn nên không phải lo lắng.

Về hệ thống máy móc phục vụ chấm thi trắc nghiệm, ngay từ tháng 3, Bộ GD&ĐT đã tập huấn rất kĩ, thực hiện phần mềm và có giải đáp trực tiếp bằng nhiều kênh, thậm chí qua email, điện thoại.

“Hiện chưa có trường ĐH nào phàn nàn hoặc cần trợ giúp lớn cho việc chấm thi này”, ông Mai Văn Trinh khẳng định.

Được biết quy trình bảo quản bài thi tại phòng chấm thi trắc nghiệm theo quy định tại khoản 2, Điều 23 Quy chế thi.

Cụ thể, phiếu trả lời trắc nghiệm được quét theo từng phòng thi. Thư ký cắt miệng túi bài thi, kiểm điểm phiếu trả lời trắc nghiệm đối chiếu với số phiếu trả lời trắc nghiệm ghi trên túi bài thi và phiếu thu bài, chuyển phiếu trả lời trắc nghiệm cho cán bộ kỹ thuật nạp vào máy quét.

Quét xong phiếu trả lời trắc nghiệm của túi nào, phiếu trả lời trắc nghiệm được thư ký kiểm đếm, đóng lại túi đó và niêm phong theo quy định.

Sao lưu toàn bộ dữ liệu ảnh quét (đã được mã hóa) ra đĩa CD hoặc DVD (gọi là CD0) thành 3 bộ đĩa giống nhau, bàn giao 1 đĩa cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu trữ, 1 bộ đĩa Ban Chấm thi trắc nghiệm lưu trữ, 1 bộ đĩa gửi về Bộ GD&ĐT.

Thực hiện chức năng nhận dạng ảnh của phần mềm chấm thi trắc nghiệm để chuyển dữ liệu ảnh bài làm của thí sinh thành kết quả dưới dạng văn bản đã được mã hóa.

Toàn bộ dữ liệu đã nhận dạng (dạng văn bản đã mã hóa) và ghi ra đĩa 3 bộ CD hoặc DVD (gọi là CD1) giống nhau bàn giao 1 bộ đĩa cho Chủ tịch hội đồng thi lưu trữ, 1 bộ đĩa Ban Chấm thi trắc nghiệm lưu trữ, 1 bộ đĩa gửi về Bộ GD&ĐT.

Quá trình chấm được thực hiện hoàn toàn trên phần mềm với chu trình khép kín.

Dữ liệu được sinh ra bởi phần mềm đều được mã hóa và chỉ có thể giải mã khi Bộ GD&ĐT cấp khóa giải mã.

Rút kinh nghiệm của kì thi năm 2018, năm nay camera an ninh giám sát ghi hình tại các phòng bảo quản bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm.

Có bộ lưu điện dự phòng đảm bảo hoạt động liên tục kể cả khi mất điện lưới.

Ngay sau khi kết thúc công tác chấm thi, thiết bị lưu trữ của camera được niêm phong và lưu giữ ít nhất một năm.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bước phát triển mới về tư duy chiến lược đối với giáo dục và đào tạo

Sáng 14/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Bước phát triển mới về tư duy chiến lược đối với giáo dục và đào tạo
Tháo gỡ khó khăn trong dạy và học tích hợp

Nhằm khắc phục những khó khăn trong dạy môn tích hợp, giúp giáo viên nâng cao trình độ khi tổ chức dạy học, ngày 10/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức buổi tập huấn toàn quốc về việc tổ chức dạy học môn tích hợp.

Tháo gỡ khó khăn trong dạy và học tích hợp
Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường giám sát tuyển chọn tác giả, thực nghiệm sách giáo khoa

Trong báo cáo mới nhất về việc thực hiện Nghị quyết số 41/2021/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, thời gian tới sẽ tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm sách giáo khoa.

Bộ GD ĐT sẽ tăng cường giám sát tuyển chọn tác giả, thực nghiệm sách giáo khoa
Return to top