ClockThứ Năm, 09/09/2021 15:03

Các cơ sở giáo dục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các giờ học trực tuyến

TTH.VN - Nội dung này được Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật nhấn mạnh tại buổi kiểm tra, nắm bắt tình hình thực tế việc dạy và học qua truyền hình trực tiếp, trực tuyến tại một số trường học trên địa bàn sáng 9/9.

Điều chỉnh một số hoạt động từ ngày 1/7Phấn đấu sớm phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc giaSách giáo khoa lớp 1 ở các trường đều khác nhau

Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật (bìa phải) yêu cầu các giáo viên nắm bắt nhu cầu học sinh để kịp thời hỗ trợ

Chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch COVID-19, ngành giáo dục tổ chức dạy học qua truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (TRT) cho khối lớp 1, lớp 2 và lớp 6; dạy học trực tuyến (online) trên các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin cho các khối lớp còn lại. 

Hiện, thành phố có 162 trường học từ bậc mầm non đến THCS với 2.507 lớp/86.253 học sinh. Ngoài cơ sở hạ tầng hiện có, trong 2 năm tới, thành phố sẽ bố trí 1.000 máy tính và 500 tivi để phục vụ nhu cầu dạy và học cho các trường trên địa bàn.

Qua kiểm tra, các trường học ở TP. Huế cơ bản đảm bảo việc dạy và học qua truyền hình trực tiếp, trực tuyến với 100% học sinh tham gia. Để chuẩn bị cho việc dạy trực tuyến, đội ngũ giáo viên ở TP. Huế được tập huấn bài bản về phương pháp dạy học trực tuyến; thành phố cũng đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, phương tiện cho các trường.

Qua kiểm tra tại Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt và THCS Nguyễn Chí Diểu, Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật biểu dương các trường, đội ngũ thầy cô giáo đã vượt khó khăn để đảm bảo việc dạy học cho học sinh, đồng thời đề nghị ban giám hiệu các trường, lãnh đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các giờ học trực tuyến; giáo viên cần sâu sát, nắm bắt từng trường hợp học sinh, nhất là với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời hỗ trợ. Các bậc phụ huynh cần đồng hành, phối hợp với giáo viên, nhà trường để tổ chức cho con em theo học một cách thuận lợi, hiệu quả nhất.

Tin, ảnh: Thanh Hương

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại

Kể từ năm 2007, ASEAN đã có những bước tiến trong việc đưa nhân quyền vào khuôn khổ của nhóm. Các cột mốc chính bao gồm thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) vào năm 2009 và thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD) vào năm 2012. Những sáng kiến này được thiết kế để báo hiệu cam kết của ASEAN trong việc đưa nhân quyền làm nền tảng cho chiến lược phát triển khu vực.

Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

TIN MỚI

Return to top