ClockThứ Bảy, 08/06/2019 12:54

Cấp dưỡng sợ… nghỉ hè

TTH - Hợp đồng của nhân viên cấp dưỡng ở các trường thường được ký 9 tháng (theo năm học). Nghỉ hè, họ không có lương, lại phải tự túc đóng các khoản bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) nên nhiều người gặp khó khăn.

Cấp dưỡng Trường mầm non Vĩnh Ninh (TP. Huế) chế biến thức ăn cho trẻ

Nỗi lo không có lương

Chị Lê Thị M., nhân viên cấp dưỡng của một trường tiểu học,  than thở, công việc cấp dưỡng ở trường học khá vất vả. Sáng ra, chúng tôi nhận thực phẩm đưa vào sơ chế, nấu nướng để khoảng 10h30 dọn bữa trưa cho trẻ; sau đó, quay vào dọn dẹp, làm xong cũng đã sang chiều. Sau nhiều lần điều chỉnh lương, mức thu nhập của tôi lên được 3,5 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập như vậy không đủ để trang trải cuộc sống, tôi phải nhận may gia công thêm tại nhà vào buổi tối.

Dẫu có thu gọn lớp nhưng nhiều cấp dưỡng ở trường mầm non vẫn còn có việc làm khi các trường đều mở lớp giữ trẻ trong dịp hè. Còn cấp dưỡng ở khối tiểu học chỉ làm việc 9 tháng/năm. Việc ký kết hợp đồng là thỏa thuận giữa nhân viên cấp dưỡng và phụ huynh, số tiền chi trả do cha mẹ học sinh đóng góp, ngân sách không có khoản nào quy định cho vị trí việc làm này. Thế nên, gần 3 tháng học sinh nghỉ hè cũng là lúc họ không có lương nên phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”.

Cô Nguyễn Ngọc Minh Trang, Hiệu trưởng Trường tiểu học Vĩnh Ninh (TP. Huế), cho biết: “Toàn trường có 20 nhân viên cấp dưỡng. Ngân sách chi trả lương cho họ được lấy từ nguồn thu bán trú của phụ huynh đóng góp. Vẫn biết các cô sẽ chật vật trong dịp nghỉ hè nhưng nhà trường vẫn phải động viên họ tham gia BHXH, BHYT, song, chỉ một số ít người có điều kiện mua thẻ BHYT hộ gia đình”.

Vào hè, những nhân viên hợp đồng ở các trường học lại bước vào cuộc mưu sinh mới khi phải vất vả tìm việc khác. Một số cô nuôi dưỡng học trung cấp nấu ăn, có chuyên môn khá tốt, song vào làm thời gian ngắn, thấy thu nhập thấp nên xin nghỉ việc. Đó là lý do đa phần cấp dưỡng đang làm việc ở các trường học đều ở độ tuổi 40 -  55 tuổi. Thế nên, mỗi năm đến đợt tập huấn cho cấp dưỡng do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lại thấy các trường gửi danh sách nhân viên mới đi học. “Cứ sau mỗi dịp nghỉ hè lại có ít nhất 2 cô bỏ việc vì tìm được việc khác thu nhập cao hơn”. Hiệu trưởng ở một trường tiểu học trên địa bàn TP. Huế, trăn trở.

Linh hoạt để đóng bảo hiểm

Toàn tỉnh còn có gần 800 (chiếm tỷ lệ khoảng 80%) cấp dưỡng được các trường đóng BHXH theo mức lương tối thiểu vùng. Nghỉ hè, không có lương đã đành, lại phải bỏ tiền túi khoảng 700.000 đồng/tháng để đóng các khoản BHXH, BHYT nên nhiều người nơm nớp lo. Chị Nguyễn Thị Hoa, cấp dưỡng Trường tiểu học Phước Vĩnh, cho hay, năm ngoái tôi chủ quan nên không tham gia BHYT tự nguyện trong ba tháng hè. Đùng một cái thì đổ bệnh, vậy là nợ chồng nợ. Năm nay, tôi chạy vạy ngược xuôi nhưng cũng đủ đóng BHYT, còn BHXH thì không có khả năng.Thủ tục tham gia BHXH tự nguyện và BHYT theo hộ gia đình khá đơn giản, nhưng phải có hợp đồng của nhà trường.

Một phần không có tiền để đóng, phần khác lại chủ quan, thậm chí không biết đến thông tin thẻ BHYT bị "lủng thẻ" nên khi nhập viện thực sự khó khăn. Đã có không ít trường hợp một số trường phải vận động giáo viên hỗ trợ cho cấp dưỡng khi chẳng may họ ốm đau, nằm viện dài ngày.

Mong muốn của nhiều người là các trường nên có chế độ ký hợp đồng lao động 12 tháng/năm để cấp dưỡng yên tâm công tác. Tuy nhiên, về phía các trường cho rằng, đã tính đến nhiều phương án để hỗ trợ nhưng “lực bất tòng tâm”. Cũng đã có trường nghĩ ra cách, cho cấp dưỡng mượn tiền rồi trừ dần để họ tiếp tục nối thẻ BHXH, BHYT. Có trường thì nhân viên cấp dưỡng tự góp heo đất để có tiền tham gia BHXH liên tục. Trường khác lại vận động “mạnh thường quân” để hỗ trợ cho các đối tượng này.

Vẫn biết còn nhiều khó khăn, nhưng các trường nên phổ biến cặn kẽ về thủ tục tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình đến nhân viên cấp dưỡng trong 3 tháng hè, tránh tình trạng quyền lợi của họ bị bỏ ngỏ...

Bài ảnh: HUẾ THU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học được đề cập tại Kết luận số 91- KL/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành giáo dục. Chủ trương này được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả sẽ gặp không ít khó khăn.

Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học
Kiến tạo trường học hạnh phúc - Bài 1: Áp lực từ trường học

Tại Thừa Thiên Huế, nhiều trường học đang hướng đến xây dựng một môi trường giáo dục lý tưởng khi thầy cô, học sinh cũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc, là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi đắp.

Kiến tạo trường học hạnh phúc - Bài 1 Áp lực từ trường học
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh

TIN MỚI

Return to top