ClockThứ Năm, 04/04/2024 12:56

Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ

TTH.VN - Sáng 4/4, diễn giả Nguyễn Trung Dân, Phó giáo sư của Trường đại học Arizona Mỹ có buổi talkshow, chia sẻ với giảng viên, sinh viên và học sinh Trường đại học Khoa học, Đại học Huế với chủ đề “Chip bán dẫn – Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ”

Yêu thương dài theo năm tháng “trồng người”Hơn 280 giải thưởng được trao tại “Hue – ICT Challenge - 2024”Khai mạc vòng chung kết cuộc thi “Hue – ICT Challenge - 2024”Gần 200 bác sĩ, sinh viên được cập nhật tiến bộ trong phẫu thuật tạo hình – thẩm mỹGiảm nhựa với màng phân hủy sinh học BioDFChế phẩm sinh học từ thực vật bản địa thay thế hóa chất bảo vệ thực vật

Phó giáo sư Nguyễn Trung Dân chia sẻ thông tin tại talkshow

Tại buổi nói chuyện, Phó giáo sư Nguyễn Trung Dân đã chia sẻ những thông tin tổng quan về cuộc chạy đua giữa các cường quốc trong một số lĩnh vực công nghệ, như quang tử (bao gồm truyền thông quang học, điện toán quang tử), công nghệ lượng tử (truyền thông lượng tử, tính toán và mô phỏng) và chip bán dẫn (chip Al).

Những lĩnh vực trên được xem là công nghệ chủ chốt, đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh, gồm khoa học, công nghệ, kinh tế và quân sự… tác động một cách mạnh mẽ vào sự phát triển của mỗi quốc gia và toàn cầu.

Buổi nói chuyện đã bổ sung thông tin mang tính thời sự trong lĩnh vực khoa học bán dẫn và vi mạch cho đội ngũ giảng viên, sinh viên, học sinh Trường đại học Khoa học, Đại học Huế; cập nhật thêm kiến thức chuyên môn để trường sẵn sàng đào tạo lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong năm 2024.

Diễn giả Nguyễn Trung Dân là một trong những cựu sinh viên tiêu biểu của Khoa Vật lý, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế. Ông hiện đang là Phó giáo sư Trường đại học Arizona danh tiếng tại Mỹ.

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều nhà báo cần học chính là công nghệ

Cách nay gần 30 năm, tôi được Tổng Biên tập cử ra Hà Nội dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Báo Thừa Thiên Huế bấy giờ mới được trang bị 2 chiếc máy di động cho Tổng Biên tập và Phó Tổng Biên tập theo kiểu “di động công vụ”. Trước ngày lên đường, Tổng Biên tập bảo tôi xuống mượn chiếc di động của đồng chí phó mang theo để tiện liên lạc với Tòa soạn. Tôi lớ ngớ làm theo, ai ngờ bị mắng cho một trận, ai đời lại cầm di động của người khác, lạ thế! Đó cũng là thời điểm mà công nghệ làm báo đã bắt đầu có những đổi thay và từng bước xâm nhập vào báo địa phương.

Điều nhà báo cần học chính là công nghệ
Châu Á - Thái Bình Dương:
Chi tiêu công nghệ dự báo đạt 876 tỷ USD vào năm 2027

Theo báo cáo “Dự báo chi tiêu công nghệ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương” vừa được Công ty nghiên cứu thị trường Forrester công bố, chi tiêu công nghệ trong khu vực này được kỳ vọng sẽ tiếp tục mạnh mẽ và tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm từ 6,4 - 7,4% hàng năm, đạt mức 876 tỷ USD vào năm 2027.

Chi tiêu công nghệ dự báo đạt 876 tỷ USD vào năm 2027
Lĩnh vực sử dụng nhiều công nghệ trí tuệ nhân tạo có năng suất tăng vọt

Các loại hình kinh doanh có nhiều khả năng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhất đang chứng kiến​​sự tăng trưởng về năng suất của người lao động, nhanh hơn gần 5 lần so với các loại hình kinh doanh khác. Điều này làm tăng hy vọng thúc đẩy đối với nền kinh tế rộng lớn hơn, Công ty kiểm toán PwC cho biết trong một báo cáo được công bố ngày hôm nay (21/5).

Lĩnh vực sử dụng nhiều công nghệ trí tuệ nhân tạo có năng suất tăng vọt

TIN MỚI

Return to top