ClockThứ Ba, 23/02/2021 09:46

Chủ động phương án phòng, chống dịch khi sinh viên trở lại Huế

TTH - Hàng ngàn sinh viên (SV) từ các địa phương sẽ trở lại Huế học tập trong thời gian tới. Trước bối cảnh đó, Đại học (ĐH) Huế và các cơ sở đào tạo đang xây dựng các phương án đón tiếp, xét nghiệm, cách ly, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Hơn 300 tình nguyện viên ĐH Huế hỗ trợ các chốt phòng, chống dịchSinh viên sẽ học trực tuyến trong tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ tếtTạo điều kiện để sinh viên ở lại Huế đón tếtĐại học Huế triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19

Trường ĐH Khoa học đo thân nhiệt khi sinh viên đến trường trong năm 2020

Dự kiến đón tiếp sinh viên từ 26/2

Ngay trong cuộc họp bàn kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 khối các trường ĐH, cao đẳng tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra vào sáng 22/2, lãnh đạo ĐH Huế và các cơ sở giáo dục khẳng định việc đảm bảo kế hoạch giảng dạy, học tập là cần thiết nhưng quan trọng là phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

Các cơ sở giáo dục ĐH đang triển khai kế hoạch đào tạo theo hình thức trực tuyến đến ngày 28/2, nhưng việc tính toán phương án đón tiếp, lấy mẫu xét nghiệm SV quay trở lại học tập rất quan trọng và ĐH Huế mà trực tiếp là Trường ĐH Y – Dược đã xây dựng dự thảo kế hoạch liên quan đến việc đón tiếp, xét nghiệm với SV trở lại Huế học tập, đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.

GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Y – Dược, ĐH Huế cho biết, theo kế hoạch trên, dự kiến sẽ bắt đầu đón tiếp, xét nghiệm SV quay trở lại học tập từ 27/2 đến 12/3. Thời gian đón tiếp giãn ra đảm bảo phù hợp với khả năng xét nghiệm, sàng lọc SV.

Dự kiến, số lượng SV được lấy mẫu xét nghiệm khá lớn. Trong công tác xét nghiệm và cách ly, có cả xét nghiệm và cách ly đối với SV có nguy cơ (phương án xét nghiệm 100%) và xét nghiệm ngẫu nhiên đối với SV chưa có yếu tố nguy cơ.

Với xét nghiệm và cách ly đối với SV có nguy cơ, sẽ có 5 nhóm đối tượng, gồm: SV đến/qua/ở/về từ vùng có dịch trong vòng 14 ngày. Vùng có dịch là xã/phường/thị trấn có ca bệnh xác định mắc COVID-19 hoặc các điểm có dịch được Bộ Y tế công bố hằng ngày; SV nghi ngờ nhiễm COVID-19; các trường hợp là F2 (có tiếp xúc gần với F1); các trường hợp là F2 kết thúc cách ly tại nhà hoặc các trường hợp hoàn thành thời gian cách ly tập trung; SV đến/qua/ở/về từ quận/huyện/thị xã có ca bệnh xác định mắc COVID-19. Mỗi đối tượng có các phương án cụ thể.

Với xét nghiệm ngẫu nhiên đối với SV chưa có yếu tố nguy cơ, sẽ có hai nhóm đối tượng. Đối với SV/nhân viên đến/qua/ở/về từ tỉnh/thành phố có ca bệnh xác định mắc COVID-19 nhưng không đến/qua/ở/về từ quận/huyện/thị xã có ca bệnh xác định mắc COVID-19, dự kiến phương án xét nghiệm là 50%. Đối với SV/nhân viên đến/qua/ở/về từ các tỉnh/thành phố chưa có ca bệnh xác định mắc COVID-19, phương án xét nghiệm 10%.

Sẵn sàng các kịch bản, đảm bảo an toàn

Tại cuộc họp bàn kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 khối các trường ĐH, cao đẳng tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Lê Viết Bắc, Phó Giám đốc Phụ trách Sở Y tế cho biết, hiện nay, trong nước đã có các ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng nên việc sàng lọc rất quan trọng. Ngoài kế hoạch đón tiếp, xét nghiệm trên, cũng cần quan tâm, thông báo yêu cầu SV khai báo trung thực, đồng thời có thể thực hiện điều tra lại với những người về từ các vùng có yếu tố nguy cơ cao để đảm bảo an toàn. Còn theo ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, trong quá trình xét nghiệm, có thể xuất hiện trường hợp dương tính giả nên cần tính toán các kịch bản kỹ, kết nối chặt chẽ với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh và CDC tỉnh, kỹ lưỡng trong tất cả các khâu để chủ động mọi tình huống.

PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc ĐH Huế nhấn mạnh, vấn đề an toàn phòng, chống dịch, sức khỏe của cán bộ, giảng viên, sinh viên và cả cộng đồng được đặt lên hàng đầu. Mọi phương án đặt ra đều hướng đến mục đích trên. Khi xây dựng kế hoạch, cũng tính toán kỹ trong trường hợp phát hiện F0, F1 phải có phương án xử lý phù hợp, không bị động. Lãnh đạo đơn vị chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch COVID-19 của đơn vị mình; theo dõi chặt chẽ tình hình viên chức, người lao động và sinh viên trở về Huế từ các vùng dịch. Đồng thời, các đơn vị phải phối hợp chặt chẽ với Trường ĐH Y – Dược và bệnh viện trường để đăng ký danh sách SV cần xét nghiệm và thực hiện các nhiệm vụ liên quan. Bên cạnh đó, các trường, đơn vị phải quán triệt, thông báo đến 100% cán bộ, SV khai báo y tế qua Hue-S khi đến Huế và khai báo y tế bằng QR CODE…

Bài, ảnh: MINH TÂM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi

Nhằm hạn chế thiệt hại về gia súc trong mùa mưa rét năm nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã yêu cầu các địa phương chú trọng các biện pháp phòng rét cho vật nuôi.

Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
Tinh gọn bộ máy: Chuẩn bị kỹ phương án nhân sự, chế độ chính sách để thực hiện ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua

Các địa phương chuẩn bị kỹ lưỡng phương án nhân sự, chế độ chính sách, trụ sở, tài chính, tài sản, trang thiết bị, con dấu và các điều kiện bảo đảm khác để thực hiện được ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Tinh gọn bộ máy Chuẩn bị kỹ phương án nhân sự, chế độ chính sách để thực hiện ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua
Chủ động đấu tranh, trấn áp tội phạm

Phòng Cảnh sát Hình sự (CSHS) Công an tỉnh được Ban Giám đốc Công an tỉnh đánh giá là một trong những đơn vị dẫn đầu trong đấu tranh, trấn áp tội phạm, góp phần giữ vững sự bình yên cuộc sống người dân.

Chủ động đấu tranh, trấn áp tội phạm
Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

Đại học Huế với vai trò là trung tâm đào tạo hàng đầu miền Trung, đã chủ động tích hợp công nghệ số vào công tác Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên (ĐTN - HSV) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường hiệu quả quản lý và đẩy mạnh phong trào sinh viên.

Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

TIN MỚI

Return to top