ClockThứ Năm, 26/11/2020 13:30

Dạy trước ống kính càng phải bản lĩnh, tự tin

TTH - Dạy học trên truyền hình được xem là một giải pháp hữu hiệu trong mùa dịch bệnh COVID - 19. Tuy nhiên, chuyện không dễ dàng đối với các giáo viên mới lần đầu tham gia, nếu không được trang bị đầy đủ kiến thức và các kỹ năng cần thiết.

Bục giảng online, muôn nỗi vui - buồnGiáo viên bán hàng online: Đừng chủ quan

Chuẩn bị trước giờ lên sóng dạy trên truyền hình

Lớp học là... trường quay

Cô giáo Hoàng Vân Quỳnh, giáo viên Trường THPT chuyên Quốc Học, cho biết: “Khi nhận được công văn chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về dạy học trên truyền hình, chúng tôi có nhiều áp lực và lo lắng. Đứng trước rất nhiều ống kính máy quay, cộng thêm áp lực về thời lượng của tiết học cùng với sự quan tâm rộng rãi của dư luận… mỗi giáo viên phải thực sự cố gắng để vừa là một người thầy mẫu mực, vừa trở thành một phát thanh viên chuyển tải nội dung một cách truyền cảm trên sóng truyền hình”.

Cô giáo Vân Quỳnh là một trong số 50 giáo viên giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm tốt được huy động ở tất cả các trường trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế để dạy trên sóng truyền hình.

Từ giữa tháng 3/2020, học sinh vẫn phải nghỉ học gần 2 tháng do dịch bệnh COVID - 19 bùng phát. Các trường trong tỉnh sốt ruột, loay hoay tìm giải pháp, như học trực tuyến, học trên các nhóm zalo nhưng vẫn không mấy khả thi. Vẫn biết là giảm tải chương trình, nhưng học sinh cuối cấp phấp phỏng không yên khi ngày thi cận kề. Không thể để tình trạng này kéo dài, người đứng đầu ngành giáo dục quyết định phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh triển khai dạy học trên truyền hình cho học sinh cuối cấp. Thừa Thiên Huế trở thành một trong những địa phương đầu tiên áp dụng phương pháp dạy học phù hợp trong điều kiện hiện tại.

“Đây là lần đầu tiên tôi thực hiện tiết dạy trên truyền hình. Chỉ có 2 ngày để chuẩn bị nên gặp không ít khó khăn. Giáo viên tương tác với ống kính, thay vì với mỗi học sinh cụ thể. Do vậy, giáo án lẫn phương pháp dạy phải thay đổi”, cô Hồ Thị Minh Sang, giáo viên Trường THPT Phan Đăng Lưu chia sẻ khi là người đầu tiên thực hiện tiết dạy học trên truyền hình.

Bắt đầu cùng với cô giáo Hồ Thị Minh Sang và các đồng nghiệp với một tiết dạy trên truyền hình khi mà thay cho lớp học với hàng chục học sinh yêu thương là một trường quay, trước mặt toàn máy quay phim, đèn chiếu… Họ phải chỉnh chu trong hình ảnh, ngữ điệu và nội dung suốt quá trình giảng dạy. Dạy học trên truyền hình là một môi trường hoàn toàn khác so với môi trường dạy học ở trên lớp.

Sự bỡ ngỡ dưới ánh đèn trường quay, cộng thêm áp lực về thời lượng của tiết học cùng với sự quan tâm rộng rãi của dư luận... khiến nhiều giáo viên không tự tin. Thế nên, họ phải soạn thật kỹ bài giảng để học sinh học trên truyền hình có cảm giác như đang tương tác với thầy cô.

Người dạy cũng phải biết diễn

Thầy giáo Nguyễn Hạ, giáo viên dạy sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh chia sẻ: “Tôi chỉ dạy 6 tiết trên truyền hình, còn lại là làm cố vấn cho bộ môn sinh học. Tuy nhiên, tôi thấy dạy trên truyền hình khác xa với dạy trên lớp học. Trên lớp, đối tượng là học trò mình biết tâm tư, nguyện vọng của từng em. Trái lại, trên truyền hình chỉ có bộ phận kỹ thuật và áp lực hơn nữa mình dạy không chỉ học trò của mình mà còn mở rộng ra toàn quốc. Thế nên, trong quá trình trao đổi cũng có sự nhầm lẫn, tuy nhiên, lỗi sai không lớn và có thể khắc phục được”.

Do không làm việc trực tiếp với học sinh, nên khi dạy, cử chỉ và nét mặt của giáo viên phải phù hợp, việc giữ được cảm hứng, nhịp độ sẽ khó khăn hơn. Mặc dù năng lực chuyên môn tốt, song rơi vào trạng thái “độc thoại” không tránh khỏi một số sai sót không mong muốn trong cách diễn đạt, dùng từ, phát âm. Thậm chí, chỉ thiếu, hoặc dư một từ cũng ảnh hưởng đến chất lượng buổi ghi hình. Áp lực nhất là ngồi trước ống kính nói một mình, chuyện này không phải ai cũng làm được. Thế nên, thầy cô phải tự tưởng tượng ra tình huống sư phạm, tự hình dung trước mặt mình là học sinh để dạy “có lửa” nhất.

Cô giáo Lê Thị Hồng Giang, giáo viên Trường THCS Chu Văn An (TP. Huế) tiết lộ: Dạy học trên truyền hình đòi hỏi giáo viên phải vững chuyên môn, phát âm tốt, bình tĩnh trước ống kính; giọng nói và phương pháp giảng bài phải thu hút, lưu loát tự nhiên, hạn chế dùng từ địa phương. Thế nên, giáo viên cần đặc biệt chú ý khâu chuẩn bị và giữ tâm thế thoải mái để tạo cảm hứng cho bài dạy. Cũng theo cô Giang, khi đứng trước máy quay, cô khá hồi hộp. Khác biệt lớn nhất khi dạy học online là không có sự tương tác với học sinh. Một trong những kinh nghiệm bản thân tôi có là hình dung ra máy quay cũng như học sinh của mình. Lúc đó, sẽ có cảm xúc để mình truyền tải kiến thức một cách hiệu quả nhất.

Đứng trước ống kính máy quay là một thử thách không hề đơn giản đối với các thầy cô giáo - những người vốn chỉ quen cầm phấn đứng trên bục giảng. Tuy nhiên, qua các buổi phát sóng, các thầy cô đã chứng minh rằng họ đã trở thành những phát thanh viên, bình luận viên thực thụ, chuyên nghiệp, mang kiến thức bài học đến với học sinh bằng những phương pháp hiệu quả. Giáo viên lên sóng truyền hình không chỉ vững chuyên môn mà còn phải luyện tập phong cách diễn đạt để học sinh tiếp thu bài hiệu quả tốt nhất.

Vượt qua những khó khăn, bài giảng trên truyền hình của giáo viên Thừa Thiên Huế được Bộ GD&ĐT tuyển chọn vào chương trình phát sóng dạy học chung cho toàn quốc trên sóng truyền hình quốc gia VTV7 mỗi ngày. Thực tế ở Thừa Thiên Huế cho thấy, để có những tiết học trên truyền hình hiệu quả, giáo viên phải đầu tư nhiều và huy động sự tham gia góp ý, giám sát của tổ tư vấn, bảo đảm không sai sót về kiến thức. Bài giảng có sự cân đối vừa phải giữa kiến thức và thời lượng để tránh nhàm chán vì nội dung đơn điệu, hoặc quá tải về kiến thức...

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiên cường, bản lĩnh những ngày đầu giải phóng

Trên chặng đường 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), Thừa Thiên Huế cùng với cả nước hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng quê hương, góp phần thành công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Kiên cường, bản lĩnh những ngày đầu giải phóng
Mang nụ cười tự tin cho trẻ thiệt thòi

Hơn 400 trẻ thiệt thòi ở các cơ sở trợ giúp xã hội có cơ hội kiểm tra, điều trị các bệnh liên quan đến răng miệng. Không chỉ thế, một số bệnh nhi có dị tật ở vùng hàm mặt, tứ chi cũng được lên danh sách tìm kiếm cơ hội phẫu thuật miễn phí…

Mang nụ cười tự tin cho trẻ thiệt thòi
Trao thư viện tóc cho bệnh nhân ung thư

Chiều 16/1, Phòng Công tác xã hội - Chăm sóc khách hàng, Ban nữ công, Chi hội Nữ trí thức Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với Mạng lưới ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức chương trình trao thư viện tóc cho bệnh nhân ung thư.

Trao thư viện tóc cho bệnh nhân ung thư
Tăng tự tin cho sinh viên

Thiếu các kỹ năng mềm, nhất là thiếu tự tin, thiếu khả năng chịu được áp lực là một trong những điểm yếu của sinh viên Đại học Huế.

Tăng tự tin cho sinh viên
Bản lĩnh người chỉ huy nơi “đầu sóng ngọn gió”

Trên cương vị Hải đội trưởng Hải đội 2 Biên phòng, Trung tá Lê Văn Hải là người trực tiếp chỉ huy nơi “đầu sóng ngọn gió”, để đơn vị liên tục lập chiến công, hoàn thành xuất sắc những chuyến tuần tra; bắt tàu hoạt động khai thác giã cào trái phép; xuất kích cứu hộ, cứu nạn trên biển, đảm bảo tính mạng, sức khỏe ngư dân…

Bản lĩnh người chỉ huy nơi “đầu sóng ngọn gió”

TIN MỚI

Return to top