ClockChủ Nhật, 09/06/2024 14:47

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số

TTH.VN - Ngày 9/6, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề “Nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân (GDCD) và môn Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) trong bối cảnh chuyển đổi số”.

Gần 800 sinh viên Trường đại học Sư phạm tốt nghiệp ra trườngPhải thay đổi tư duy, nếu không muốn mất cơ hộiGần 600 thí sinh tham gia đánh giá năng lực vào Trường đại học Sư phạmGiúp sinh viên hiểu hơn giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên PhủThí sinh cẩn thận tránh bị lừa nộp lệ phí thi năng khiếu vào Trường đại học Sư phạm

 Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ các thông tin tại hội thảo

Tham dự hội thảo có đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo; các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục phổ thông trong cả nước…

Năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 32 về chương trình giáo dục phổ thông mới. Kèm theo đó là chương trình tổng thể và các chương trình môn học; trong đó, chương trình giáo dục phổ thông môn GDCD “giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân”; môn học GDQP&AN “giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, góp phần giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng niềm tự hào tự tôn dân tộc”.

Hội thảo được tổ chức nhằm góp phần triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông môn GDCD và môn GDQP&AN; đánh giá thực trạng giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo chương trình giáo dục phổ thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong xu hướng chuyển đổi số; đồng thời đề xuất các giải pháp, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chương trình, sách giáo khoa phổ thông năm 2018.

Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 104 báo cáo của 159 tác giả là các nhà khoa học, cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên trong cả nước. Các bài viết tập trung vào các vấn đề, như: “Đánh giá thực trạng việc triển khai, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông môn GDCD và môn GDQP&AN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số; những khó khăn và thách thức trong xu hướng, thực tiễn chuyển đổi số qua dạy học môn Đạo đức, môn GDCD, Giáo dục kinh tế và pháp luật, môn GDQP&AN.

Ngoài ra, nhiều bài viết đã đề xuất các giải pháp đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá môn GDCD, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, môn GDQP&AN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; năng lực số của đội ngũ giáo viên giảng dạy; đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình Giáo dục phổ thông môn GDCD và môn GDQP&AN…

ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Học bằng... trải nghiệm

Nhiều năm nay, Trường mầm non Vĩnh Ninh là một điểm sáng giáo dục của thành phố Huế, với các hoạt động trải nghiệm được nhà trường đặc biệt coi trọng.

Học bằng  trải nghiệm

TIN MỚI

Return to top