ClockThứ Bảy, 10/07/2021 14:45

Đổi đất lấy trường học & gỡ khó bằng dám nghĩ, dám làm - kỳ 2: Diện mạo đổi thay từ trường đạt chuẩn quốc gia

TTH - Còn nhiều băn khoăn và yêu cầu đặt ra trong xây dựng CSVC trường học. Thực tế cho thấy, cần có quyết tâm chính trị và sự chung tay trong hành trình xây dựng trường đạt và giữ vững danh hiệu CQG.

Đổi đất lấy trường học & gỡ khó bằng dám nghĩ, dám làm - Kỳ 2: Đối mặt với “rớt chuẩn”

Học sinh Trường THCS Nguyễn Tri Phương trong giờ học thực hành sinh học

Ngôi trường của ước mơ

Trường tiểu học Số 1 Quảng Phú (Quảng Điền) đạt CQG là một trong số trường học mà chúng tôi bất ngờ ghé thăm sau khi được lãnh đạo sở “bật đèn xanh”, thâm nhập thực tế để chuẩn bị tư liệu cho phóng sự điều tra này.

Nằm ở vùng trũng ven sông Bồ, còn gặp nhiều khó khăn nhưng Trường tiểu học Số 1 Quảng Phú vẫn có được một cơ ngơi bề thế. Hiệu trưởng Lê Thị Loan tự hào, trường có diện tích lên tới 9.311m2, không gian sân trường xanh - sạch - đẹp, các dãy phòng học kiên cố, đảm bảo mùa hè mát mẻ và mùa đông ấm áp; có đầy đủ những phương tiện dạy và học. Bên cạnh các phòng hiệu trưởng, hiệu phó, hội đồng nhà trường, thiết bị, y tế, phòng đội, nhà vệ sinh, thư viện còn có phòng máy vi tính, phòng nhạc, phòng nghệ thuật. Nhìn ra xung quanh, ngày trước nơi đây là một vùng đất hoang vắng.

Đến thăm Trường tiểu học Số 1 Quảng Phú, anh bạn tuổi đã cận kề nghỉ hưu cùng đi cứ xuýt xoa: “ồ tuyệt vời quá!”. Anh bảo, nhớ thời đi học mấy chục năm trước. Ngay cả ngôi trường tiểu học của anh ở vùng ven đô Huế thuộc diện được đầu tư cũng chỉ vỏn vẹn có các phòng học lợp tôn và nóng nực. Các phòng chức năng và ngay cả thư viện trường chưa có, nào dám mơ đến đến nhà vệ sinh… có nhạc. Còn với miền núi hay ở vùng kinh tế mới, trường học chỉ những lớp học tranh tre tạm bợ chênh vênh giữa núi rừng là hình ảnh đáng buồn về giáo dục một thời đã qua.

Câu chuyện của anh bạn khiến tôi nhớ lại buổi lễ đón nhận danh hiệu đạt CQG của Trường mầm non Phú Sơn vào cuối năm 2020. Đây là trường học thứ 42 của thị xã Hương Thủy được công nhận. Là một xã kinh tế mới, phải đến năm 1994 Phú Sơn mới có trường mầm non ra đời trên cơ sở lớp học tình thương và mãi tới năm 2007, mới chuyển từ dân lập sang công lập. Được Nhà nước đầu tư xây dựng, diện mạo trường hoàn toàn thay đổi theo hướng đạt chuẩn hiện đại và xanh sạch - đẹp, thật nổi bật giữa vùng núi đồi bạt ngàn giúp cho tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo luôn đạt 100%. Tôi nghĩ, giấc mơ của các bậc cha ông mấy chục năm trước khi đặt chân lên mảnh đất này, giờ đang trở thành hiện thực.

Cần sự chung tay

Con số gần 35% trường học chưa đạt và rất nhiều trường đạt CQG đang vì nhiều lý do có nguy “rớt chuẩn”, vì thế là vấn đề đặt ra.

Ngân sách có hạn lại rất nhiều lĩnh vực cần đầu tư nên hỗ trợ các trường xây dựng trường đạt CQG là không dễ. Huyện A Lưới có kế hoạch xây dựng phòng học tại một số trường, ưu tiên các trường gần đạt và đã đạt chuẩn sắp được công nhận lại. Thông qua việc rà soát lại nguồn lực CSVC, kết nối tốt hơn để các tổ chức, “mạnh thường quân” hỗ trợ đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phù hợp, bổ sung thiết bị dạy học cho các trường học.

Khó khăn và đặc thù của Phú Lộc là có nhiều điểm trường lẻ. Theo bà Cái Thị Cẩm Hương, Trưởng phòng GD & ĐT huyện, việc giảm các điểm trường ở đây không chỉ tạo điều kiện cho công tác quản lý mà còn thuận lợi trong thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần xây dựng trường học đạt CQG. Năm 2014, toàn huyện có 210 điểm trường, đến cuối năm 2020 giảm xuất còn 141 điểm trường, phấn đấu đến năm 2025, xuống còn 115 điểm trường.

Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới có tiêu chí số 5 liên quan đến CSVC giáo dục. Sắp tới tỉnh sẽ tập trung tăng nhanh tiến trình chuẩn hoá CSVC trường học bằng nguồn lực của chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đặc biệt đầu tư CSVC xây dựng trường học đạt CQG. “Chương trình này làm được rất nhiều cho trường học. Tôi nghĩ rằng, trong 5 năm tới sẽ hoàn tất”, Giám đốc Sở GD & ÐT Nguyễn Tân khẳng định.

Ông Nguyễn Tân cũng cho rằng, các cơ sở giáo dục cần chủ động lập đề án, bố trí nguồn lực để xóa bỏ phòng học xuống cấp và đầu tư phòng học bộ môn đạt chuẩn. Ngành giáo dục tỉnh đề nghị các địa phương chú trọng việc quy hoạch sử dụng đất dành cho giáo dục, xây dựng trường khang trang trên nguyên tắc gom các điểm trường nhỏ lẻ lại, bảo đảm các điều kiện phục vụ dạy và học tốt nhất. Ngoài ra, các địa phương cần huy động nguồn lực, lồng ghép nguồn vốn, phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục.

Vĩ thanh

Trở lại với Thông tư 13, tiêu chuẩn cao và có phần đòi hỏi khắt khe về CSVC nhưng thiết nghĩ, đó là sự cần thiết cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển giáo dục hiện đại. Ở đây, có những tiêu chuẩn mới nhưng mang tính nhân văn, như phòng tư vấn học đường và hỗ trợ học sinh khuyết tật hòa nhập trong trường đạt CQG.  Vậy nên, tuy khó nhưng không phải là không thể không làm. Vấn đề đặt ra là các địa phương và trường học cần xác định rõ các “điểm yếu” và có lộ trình thực hiện rõ ràng, tham mưu có hiệu quả với các cấp chính quyền và biết cách huy động từ xã hội hóa thì trong thời gian nhất định sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu CSVC để đạt và giữ vững danh hiệu trường đạt CQG.

Năm học 2024 - 2025, toàn tỉnh phấn đấu có 88,89% trường đạt CQG, trong đó có 7,64% đạt từ cấp độ 2 trở lên. Tuy còn nhiều khó khăn về CSVC nhưng thiết nghĩ, nếu cơ sở giáo dục vào cuộc với quyết tâm và cách làm như của Trường tiểu học Phú Thượng 1 thì đó không hề là mục tiêu quá khó. Tôi đã gặp nhiều bậc phụ huynh. Tâm lý chung là không còn nặng nề chuyện chạy trường điểm hay trường nổi tiếng. Yếu tố quan trọng mà họ chọn lựa bây giờ là trường học thoáng đãng, CSVC đầy đủ và hiện đại. Thế nên, những trường vùng ven hay nông thôn đạt CQG đều thu hút được lượng học sinh trong tuyến và các vùng lân cận đến học. Đó cũng là một sự thay đổi đáng mừng.

Bài, ảnh: HUẾ THU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Giải phóng mặt bằng: Đối thoại để gỡ khó

Tăng cường đối thoại, gặp gỡ người dân không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của người lãnh đạo chủ chốt tại các địa phương, mà còn là sự kỳ vọng, mong muốn của người dân trước những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Giải phóng mặt bằng Đối thoại để gỡ khó
Nông dân vùng cao dám nghĩ, dám làm

Từ phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, ngày càng xuất hiện nhiều nông dân dám nghĩ, dám làm, xây dựng thành công nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao, góp phần cùng địa phương thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Nông dân vùng cao dám nghĩ, dám làm
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

TIN MỚI

Return to top