ClockThứ Sáu, 09/07/2021 14:19

Đổi đất lấy trường học & gỡ khó bằng dám nghĩ, dám làm - Kỳ 2: Đối mặt với “rớt chuẩn”

TTH - Đạt đã khó, giữ CQG lại càng khó hơn. Trách nhiệm duy trì trường đạt CQG thuộc về các địa phương và trường học, nhưng cũng do quy định mới khắt khe từ phía Nhà nước về CSVC trường học.

Đổi đất lấy trường học & gỡ khó bằng dám nghĩ, dám làm - kỳ 1: Cái khó không “bó” được quyết tâm

Tiết học ở Trường tiểu học Trần Quốc Toản (Phong Điền) (Ảnh chụp trước khi bùng phát đợt dịch lần thứ 4)

Thiếu đầu tư và bảo dưỡng

Trường tiểu học Hương An (thị xã Hương Trà) đạt CQG năm 2014. Gần đây, do 3 phòng học ở khu vực Giáo xứ An Vân xuống cấp, nhà trường phải bố trí các em học tạm ở phòng âm nhạc, mỹ thuật và mượn nhà cộng đồng của địa phương. Hiệu trưởng Hàn Thị Bảy lo lắng, nhiều hạng mục cần ưu tiên xây dựng trong năm 2020 do mưa bão gây hại. Nhà trường còn có 9 công trình cần thiết phải xây dựng. “Nặng ký” nhất là xây dựng 4 phòng học chức năng tại cơ sở Bồn Phổ và 3 phòng học tại cơ sở An Vân. Thiếu kinh phí, tất cả đều phải chờ!

Bà Nguyễn Thị Huy, Trưởng phòng GD & ĐT thị xã Hương Trà cho biết, do hạn chế về nguồn lực tái đầu tư, CSVC nhiều trường đạt CQG ở đây đang đối mặt với tình trạng “rơi chuẩn”. Hương Trà hiện có 43/62 trường đạt CQG, đạt tỉ lệ 69,35%, cao so với mặt bằng chung của tỉnh. Tuy nhiên, đối chiếu các quy định về công nhận kiểm định chất lượng và trường học đạt CQG, thị xã có đến 21/43 trường đã hết thời hiệu.

Hai trường tiểu học ở thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền) có thâm niên đạt CQG. Trường tiểu học Số 1 từ trước năm 2000, còn trường số 2 vào đầu năm 2012. Nằm ở trung tâm huyện lỵ là một lợi thế. Thế nhưng mới đây, trong câu chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Thái Hiệp, Trưởng phòng GD&ĐT Quảng Điền bất ngờ chia sẻ, do tập trung cho những vùng khó khăn nên vùng trung tâm Sịa bị “bỏ quên”. Thời điểm cuối năm học 2020 - 2021, 2 trường tiểu học ở Sịa thiếu đến 10 phòng học. Học sinh Trường tiểu học Số 1 phải học 2 buổi/ngày (58%) và tỷ lệ này ở Trường tiểu học Số 2 là 38%. Trường đạt CQG mà thiếu phòng học, rõ ràng là một nghịch lý.

Theo ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT, nhiều địa phương chưa chú trọng đến đầu tư kinh phí cho cơ sở phòng học, phòng thực hành như thị xã Hương Trà. Một số đơn vị đạt chuẩn cao, nhưng không có nguồn kinh phí để duy tu, bảo dưỡng như thị xã Hương Thủy, các huyện Nam Đông, A Lưới có nguy cơ “rớt chuẩn”. Ông Tân cũng bày tỏ quan điểm, cách đầu tư của ngành là trường nào đạt chuẩn xong là đầu tư sang trường khác; đầu tư duy trì, bảo dưỡng không có. Xây đã khó mà giữ còn khó hơn, trách nhiệm của nhà trường cũng phải xã hội hóa, phải sửa sang ngay khi xuống cấp mới giữ được trường CQG. Xem ra, các trường đạt CQG vẫn đang gặp khó.

Chuẩn mới ngày càng cao

Trong khi nhiều trường học và địa phương ở Thừa Thiên Huế đang phải loay hoay với việc duy tu, bảo dưỡng, chống xuống cấp để giữ vững danh hiệu trường đạt CQG thì Thông tư 13/2020/TT - BGDĐT (Thông tư 13), quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ra đời. So với trước, yêu cầu về trường đạt CQG nhiều ra, cao hơn và cũng rất khắt khe. Nhớ hôm mới đây, “bị” tôi hỏi nhiều khi đang ngồi ở tầng 2 của một dãy phòng học, ông Trần Ngọc Anh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Số 2 Hương Toàn không chần chừ nói luôn, thì đây theo quy định mới mỗi dãy tầng học đáng lẽ phải có một nhà vệ sinh. Hiện không có, xây dựng rồi biết làm sao được.

Ông Phan Huy Hoàng, Phó Trưởng phòng GD &ĐT thị xã Hương Trà cũng nói như nửa thật, nửa đùa, bởi do huyện làm tốt, công nhận hàng loạt trường đạt CQG ngay từ giai đoạn 2015 -2016 nên bây giờ mới có nhiều tiêu chuẩn không đạt. Tôi được biết, ví như Trường tiểu học Số 2 Hương Toàn, bên cạnh chuyện cái nhà vệ sinh ở tầng 2, còn do nhập điểm lẻ vào trường chính nên thiếu 2 phòng học, phải tận dụng phòng thiết bị. Còn nhìn quanh ở Hương Trà, Trường THCS Nguyễn Khánh Toàn thiếu cây xanh, bóng mát, cổng trường bị hư hỏng vì ảnh hưởng bão chưa khắc phục kịp; Trường mầm non Sơn Ca thiếu khu hiệu bộ; Trường tiểu học Số 3 Hương Vinh và tiểu học Bình Điền cơ sở vật chất chưa hoàn thiện, Trường THCS Nguyễn Xuân Thưởng thiếu phòng học.

Khảo sát tại nhiều trường học, chúng tôi nhận thấy, riêng về CSVC đối với các trường đã được công nhận đạt chuẩn và đang xét để công nhận lại gặp rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ, theo thông tư mới về kiểm định chất lượng và đánh giá trường đạt CQG thì một số tiêu chí buộc phải tăng lên. Một số hạng mục, như phòng bộ môn, khu hiệu bộ… các trường cũng đang thiếu hoặc bị xuống cấp nghiêm trọng. Có trường đã làm hồ sơ gửi Sở GD&ĐT và trong thời gian chờ xét, do ảnh hưởng thiên tai, cơ sở vật chất một số trường bị hư hỏng dẫn đến không đáp ứng được điều kiện.

Ông Nguyễn Hoành Mỹ, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phú Vang chia sẻ, một số trường tiểu học trong huyện thiếu phòng chức năng ở điểm trường lẻ. Đối chiếu theo Thông tư 18 thì 100% trường học ở Phú Vang đạt chuẩn. Còn đối chiếu với Thông tư 13, con số đó chỉ còn lại 70%. Giai đoạn 2006 - 2012, huyện xây dựng xong 60 nhà vệ sinh. Sau đó xuống cấp do tình trạng quá tải nên đến năm 2019, có 42 nhà vệ sinh không đảm bảo, buộc phải nâng cấp, sửa chữa và xây mới. Nhà vệ sinh là tiêu chuẩn CSVC đánh giá trường đạt CQG .

Đến tháng 8/2020, toàn huyện A Lưới có 30/50 trường đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2015 - 2020. Tuy nhiên, cùng với những nỗi lo những trường chưa đạt chuẩn, các trường đã đạt cũng có nguy cơ “rớt chuẩn” nếu không kịp thời đầu tư, liên quan đến cơ sở vật chất. “Trước đây, Bộ GD&ĐT áp dụng bộ tiêu chuẩn khác. Thông tư số 13 ra đời với bộ tiêu chuẩn “khắt khe” hơn nên có nhiều khó khăn cho không chỉ trường chưa đạt chuẩn, mà còn cả những trường đã đạt chuẩn nếu đối chiếu theo bộ tiêu chuẩn mới”. Bà Lê Thị Thu Hương, Trưởng phòng GD&ĐT huyện A Lưới trăn trở.

Bài, ảnh: Huế Thu

Kỳ 3: diện mạo đổi thay từ trường đạt chuẩn quốc gia

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiến tạo trường học hạnh phúc - Bài 1: Áp lực từ trường học

Tại Thừa Thiên Huế, nhiều trường học đang hướng đến xây dựng một môi trường giáo dục lý tưởng khi thầy cô, học sinh cũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc, là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi đắp.

Kiến tạo trường học hạnh phúc - Bài 1 Áp lực từ trường học
“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh

TIN MỚI

Return to top