ClockThứ Ba, 29/06/2021 15:07

Đưa Chương trình giáo dục địa phương vào giảng dạy cho học sinh

TTH.VN - Ngày 29/6, tin từ Văn phòng UBND tỉnh cho biết, UBND tỉnh vừa có Quyết định số 1576/QĐ-UBND phê duyệt khung Chương trình giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 3: Kỳ 3: Khơi dậy niềm đam mêGiáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 1: Khám phá cuộc sống quanh taTưởng nhớ các bậc tiền nhân để giáo dục về lòng tự hào dân tộc

Đưa chương trình giáo dục địa phương vào giảng dạy trong các cơ sở giáo dục phổ thông

Việc triển khai tổ chức biên soạn Chương trình giáo dục địa phương (CTGDĐP), đưa vào giảng dạy trong các cơ sở giáo dục phổ thông toàn tỉnh nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, thiên nhiên và con người Thừa Thiên Huế; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng tri thức để góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn của địa phương.

Theo đó, đối với cấp THCS: xây dựng đủ 35 tiết/khối lớp tương đương 1 tiết/1 tuần, được giảng dạy từ lớp 6 - lớp 9, là một môn học bắt buộc. Biên soạn theo lớp (từ lớp 6 đến lớp 9), mỗi khối lớp có 01 cuốn tài liệu (nội dung bao hàm các lĩnh vực về văn hóa, lịch sử truyền thống địa phương; các vấn đề về địa lý, kinh tế của địa phương; các vấn đề chính trị - xã hội, môi trường của địa phương gồm các mạch kiến thức về lịch sử - văn hóa, địa lý - môi trường, kinh tế - chính trị - xã hội.

GDĐP áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển.

Tin, ảnh: Ngọc Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa

Những tác phẩm ký họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên đã tái hiện được những năm tháng lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ của dân và quân Bình Trị Thiên với những góc nhìn chân thật về cuộc sống của đồng bào, chiến sĩ. Nhiều tác phẩm trong số đó sáng tác trong thời kỳ tham gia kháng chiến và lần đầu tiên được công bố đến công chúng với tên gọi “Miền ký ức”.

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa
Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử

Ngoài hệ thống di sản Huế, đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm đến tham quan, dâng hương tưởng niệm các điểm di tích lịch sử khác trên địa bàn tỉnh, đông nhất tập trung ở Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây) và Khu di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu (phường Trường An, TP. Huế).

Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

TIN MỚI

Return to top