ClockThứ Sáu, 24/11/2023 13:50

Giáo dục giá trị văn hóa trong bối cảnh hội nhập

TTH.VN - Đó là chủ đề của Hội thảo quốc tế văn hóa và giáo dục lần thứ 4 năm 2023 (ICCE 2023) vừa khai mạc sáng 24/11 tại Trường đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học Việt Nam và thế giới.

Hơn 70 báo cáo khoa học về “Giao lưu văn hóa, giáo dục Pháp - Việt - Nhật”Dạy học gắn với di sản, văn hóa địa phươngNuôi dưỡng sáng tạo cho trẻ trên nền tảng di sản văn hóa địa phương

 Các đại biểu phát biểu tại hội thảo

Hội thảo do Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) chủ trì, phối hợp với Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên), Trường ĐH Thủ đô Hà Nội, Trường ĐH Quy Nhơn, Đại Sứ quán Pháp tại Việt Nam, Viện Pháp Việt Nam tại Huế, Viện Nghiên cứu châu Á thuộc ĐH Aix Marseille (Cộng hòa Pháp) tổ chức.

Theo ban tổ chức, giá trị văn hoá là những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong từng giai đoạn lịch sử. Giá trị văn hoá góp phần tạo nên những đặc trưng, diện mạo của một quốc gia. Trong giai đoạn hội nhập, sự ảnh hưởng của các nền văn hóa khác nhau đến con người, đặc biệt là giới trẻ đang diễn ra hết sức rộng rãi và nhanh chóng. Làm thế nào để giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quốc gia đồng thời với việc tiếp thu, phát triển những tinh hoa văn hóa của nhân loại đã trở thành một vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi nước.

Diễn ra trong hai ngày, các đại biểu sẽ cùng nhau trình bày, chia sẻ những nội dung lý luận, thực tiễn về giáo dục giá trị văn hoá cho con người trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Qua đó, tìm kiếm những giải pháp giáo dục giá trị văn hoá hiệu quả để tạo nên bản sắc của một quốc gia, dân tộc. Trong đó, tập trung vào các góc độ khác nhau như giáo dục giá trị văn hoá trong nhà trường; văn hoá khu vực và tộc người; xây dựng hệ giá trị văn hoá trong bối cảnh hội nhập; giá trị văn hoá gia đình… Được biết, hội thảo nhận được 99 bài báo của các tác giả trong và ngoài nước. Sau khi phản biện đã chọn được 68 bài trình bày và đăng kỷ yếu, 19 bài được trình bày tại hội thảo.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn

Ngày 24/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Tổ chức CRS tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên nòng cốt cấp trung học cơ sở (THCS) về giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn.

Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn
Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách

Văn hóa bản địa là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Sự độc đáo, khác biệt của sản phẩm du lịch cũng do yếu tố văn hóa bản địa quyết định. Các địa phương tại Thừa Thiên Huế có những lễ hội đặc sắc, nhưng để thu hút khách cần thiết phải đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng từ yếu tố này và chú trọng hơn công tác quảng bá.

Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách
Nơi “gặp gỡ” văn hóa

Bên cạnh chức năng chính trưng bày các hiện vật, nhiều bảo tàng, không gian văn hóa nghệ thuật còn đảm nhận một chức năng quan trọng khác đó là tổ chức các sự kiện giao lưu, trò chuyện, tọa đàm những vấn đề liên quan. Chính những không gian như thế đã trở thành điểm đến, tạo được sự kết nối giữa giới nghiên cứu, các chuyên gia văn hóa cũng như những người có niềm đam mê gặp gỡ.

Nơi “gặp gỡ” văn hóa
Đa dạng hình thức giáo dục pháp luật cho người trẻ

Hình thành thói quen “Sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật” trong đoàn viên, thanh niên thông qua tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật là mục tiêu tổ chức Đoàn hướng đến trong giai đoạn hiện nay.

Đa dạng hình thức giáo dục pháp luật cho người trẻ
50 năm một chặng đường gìn giữ văn hóa dân gian

Thừa Thiên Huế là vùng đất mang dấu ấn của thời di dân mở nước hơn 700 năm. Vì thế, cội nguồn văn hóa hình thành từ sự dung hợp bản sắc văn hóa của cư dân bản địa cùng cư dân Việt từ khắp các vùng miền của đất nước. Văn hóa dân gian luôn gắn liền với đời sống tinh thần của cộng đồng người Huế.

50 năm một chặng đường gìn giữ văn hóa dân gian

TIN MỚI

Return to top