ClockThứ Sáu, 03/04/2020 17:20

Giáo dục trực tuyến đang được đẩy nhanh chưa từng có tại Việt Nam

TTH.VN - Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) giai đoạn hiện nay là nhanh chóng triển khai các hoạt động xây dựng một xã hội học tập, mọi công dân đều có cơ hội được học tập, hướng tới học bất kỳ thứ gì, bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu và học tập suốt đời. Trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, giáo dục trực tuyến sẽ giải quyết được vấn đề này.

Đổi kế hoạch giảng dạy, tăng đào tạo trực tuyếnSẽ miễn phí hạ tầng dạy học trực tuyến, qua truyền hình trong đợt dịch Covid-19Đảm bảo chất lượng, hiệu quả khi tổ chức dạy học trực tuyếnGiáo viên lẫn học sinh cần thay đổi tâm thế dạy và họcNguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân không thiếu

Xung quanh câu chuyện giáo dục trực tuyến, Thừa Thiên Huế Online đã có cuộc trao đổi với giảng viên các chương trình đổi mới giáo dục của Bộ GD&ĐT Tô Thụy Diễm Quyên.

Bà Tô Thụy Diễm Quyên

- Theo bà, tại Việt Nam hình thức giáo dục trực tuyến đã được triển khai như thế nào?  Hình thức giáo dục này tại nước ta đang ở đâu trên bản đồ thế giới? 

Trước đây Bộ GD&ĐT đã rất nỗ lực trong việc hình thành trường học kết nối và platform học trực tuyến cũng như những cuộc thi về E-learning. Tuy nhiên chỉ có một số tỉnh, thành thực hiện và số giáo viên tham gia là đội ngũ những thầy cô giáo giỏi tự mày mò nghiên cứu.

Hiện nay, do tình thế bắt buộc, việc triển khai giáo dục trực tuyến đang đẩy nhanh và mạnh chưa từng có không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu.

Không chỉ những thành phố lớn mà cả 63 tỉnh, thành đều đang ráo riết triển khai và giáo viên nào cũng được khuyến khích tham gia. Có nhiều giải pháp khác nhau đã được triển khai thí điểm.

Việt Nam chỉ ở bước đầu đối với khối công lập. Còn đối với các doanh nghiệp, giáo dục tư nhân hoặc một số trường đại học thì đã có nhiều năm kinh nghiệm.

-  Trong thời gian tới, hình thức này sẽ phát triển như thế nào và giúp nền giáo dục tại Việt Nam thay đổi ra sao, thưa bà? 

Giáo dục trực tuyến lẽ ra phải được chuẩn bị từ sớm hơn tại Việt Nam vì đó chính là một trong bốn đặc điểm của giáo dục thế kỷ 21.

Bốn đặc điểm đó bao gồm, thứ nhất: Việc học tập phải diễn ra bên trong và bên ngoài nhà trường; thứ hai: Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 khiến giáo dục trực tuyến trở thành nhu cầu tất yếu và giúp giáo dục phát triển nhanh hơn do tăng được khả năng tiếp cận sâu rộng hơn đối với người học. Nó cũng thúc đẩy việc chủ động học tập và đào thải những người không thay đổi định hướng và phương pháp học tập; thứ ba: Khả năng sẵn sàng tham gia thị trường lao động từ sớm; thứ tư: Cá thể hóa việc học tập. Người học được lựa chọn học gì và học như thế nào để có thể phát triển tối đa năng lực cá nhân.

Học sinh Trường THPT Phú Bài (TX. Hương Thủy) học trực tuyến qua các bài giảng trên truyền hình

- Hiện nay, giải pháp đào tạo trực tuyến nào đang được áp dụng tại nhất nhiều trường học, trung tâm giáo dục? Muốn triển khai giáo dục trực tuyến, nhà trường, giáo viên, học sinh cần chuẩn bị những gì?

Giải pháp đang phổ biến hiện nay chỉ đơn giản là dùng các phần mềm để giáo viên gọi video call cho học sinh rồi ngồi giảng bài. Sau đó ra bài tập nộp cho giáo viên.

Có nhiều nơi dùng zalo để gửi hình chụp các trang sách và yêu cầu phụ huynh chụp hình bài làm của con nộp cho giáo viên.

Không có kỹ năng dạy trực tuyến sẽ trở thành một rào cản rất lớn đối với việc dạy và học trong giai đoạn này. Chưa kể đến là làm cho phụ huynh thêm việc.

Có nhiều trường yêu cầu giáo viên dạy trực tuyến nhưng không đưa ra một định hướng cụ thể và không đào tạo phương pháp lẫn kỹ năng dạy trực tuyến. Điều này vi phạm luật giáo dục.

Luật Giáo dục quy định giáo viên có quyền từ chối giảng dạy những gì mình chưa được đào tạo. 

Cũng có trường đã kịp thời nắm bắt thông tin và được tư vấn tốt nên khá thành công trong việc triển khai. 

Muốn chuẩn bị tốt cho dạy học trực tuyến cần lưu ý 3 mảng sau:

Phương pháp dạy: Cần hiểu dạy trực tuyến hoàn tòan khác với dạy trực tiếp. Không thể làm video bài giảng 45 phút như dạy một tiết học. Cũng không nên ngồi đối diện học sinh 45 phút để giảng bài qua camera. Những phương pháp được đưa vào để dạy trực tuyến như, Blended learning, Fliped classroom, Micro teaching. Đặc biệt, giáo viên cần biết những kỹ thuật tổ chức hoạt động tăng tính tương tác và tạo động lực.

Do vậy cần chú ý giải pháp tiếp cận là thực hiện video hay gửi cho học sinh các loại bài giảng khác như power point, pdf, word… các câu hỏi và bài kiểm tra sẽ được bố trí như thế nào trong quá trình dạy và học trực tuyến.

Học sinh cần được học phương pháp học tập chủ động.

- Tại Thừa Thiên Huế, các đơn vị giáo dục cho rằng, cơ sở vật chất có rất nhiều khó khăn khi triển khai hình thức giáo dục này. Và nhược điểm của hình thức học online đó chính là sự tương tác của học viên với giảng viên một cách trực tiếp… Bà nghĩ sao về những ý kiến này?

Khi chúng ta chưa có đủ điều kiện về vật chất, chưa có nền tảng chuyên nghiệp thì vẫn có giải pháp đơn giản và không mất phí. Ví dụ hệ thống Office 365 của Microsoft đang miễn phí dài hạn cho Việt Nam. Còn lại thành công hay không phục thuộc phần lớn vào phương pháp của giáo viên vì nền tảng và server đã là hàng đầu thế giới.

Nhược điểm của học trực tuyến sẽ được khắc phục nếu có tiêu chuẩn nghiêm ngặt về các quy định học trực tuyến cũng như sự hiểu biết bài bản của giáo viên. Còn về tính tương tác và sự sáng tạo của học sinh phụ thuộc vào kỹ năng của giáo viên. Ngoài ra, định hướng mục tiêu về nội dung giảng dạy cũng như cách đánh giá người học rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

- Giáo dục truyền thống, giáo dục trực tuyến có những nét tương đồng và khác biệt gì, thưa bà? Đâu là mô hình giáo dục tối ưu nhất trong bối cảnh Việt Nam hiện nay?

Hiện nay, mọi người đang mới chỉ thay đổi cách tiếp cận chứ chưa thực hiện đúng chức năng của giáo dục trực tuyến. Sự khác biệt của dạy trực tiếp và trực tuyến đó là cách tiếp thu của người học hoàn toàn thay đổi do tâm thế ngồi trong lớp khác với ngồi trước máy tính.

Mặt khác, giáo dục Việt Nam vẫn còn đánh giá chủ yếu khả năng ghi nhớ kiến thức hơn là hình thành kỹ năng (chưa có tiêu chí cụ thể cho việc đánh giá này). Vì thế muốn nói đến mô hình giáo dục tối ưu nhất còn khá lâu chúng ta mới thực hiện được.  

Cấp bách nhất hiện nay đó là làm thế nào phổ cập kỹ năng sử dụng máy tính cho giáo viên và sau đó là phương pháp dạy học trực tuyến bởi cho dù dịch COVID-19 đã hết và học sinh đã quay lại trường học thì chúng ta vẫn phải đối mặt với sự thay đổi rất lớn trên thế giới mà ở đó xu thế giáo dục trực tuyến đang làm thay đổi cách loài người tiếp thu kiến thức.

Lê Thọ (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giúp học sinh khó khăn có điều kiện học trực tuyến

Hoạt động trao quà chương trình “Sóng và máy tính cho em” được tổ chức sáng 18/1, cùng thời điểm Phòng Giáo dục & Đào tạo TX. Hương Thủy sơ kết học kỳ I, triển khai kế hoạch học kỳ II, năm học 2021 - 2022.

Giúp học sinh khó khăn có điều kiện học trực tuyến
Linh hoạt tổ chức kiểm tra học kỳ 1

Thời điểm kiểm tra cuối học kỳ 1 đối với bậc tiểu học đã cận kề. Học sinh học trực tuyến kéo dài nên phương án kiểm tra trực tiếp hay trực tuyến cũng là vấn đề mà phụ huynh quan tâm.

Linh hoạt tổ chức kiểm tra học kỳ 1
Liệu có khách quan khi kiểm tra trực tuyến

Thời điểm này, nhiều trường học đang tổ chức kiểm tra giữa kỳ. Yêu cầu khách quan, trung thực và công bằng lại một lần nữa được đặt ra. Chất lượng giáo dục quả là khó đánh giá thực chất thông qua các bài kiểm tra trực tuyến.

Liệu có khách quan khi kiểm tra trực tuyến

TIN MỚI

Return to top