ClockThứ Năm, 08/08/2019 13:15
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI:

Giáo viên chủ động, học sinh dễ tiếp cận

TTH - Năm học 2020 - 2021, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới triển khai bắt đầu từ lớp 1. Ngành giáo dục đang tích cực chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra.

Gần 1 triệu giáo viên phổ thông sẽ được bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông mới

Tăng cường hoạt động trải nghiệm giúp học sinh có thêm kỹ năng sống

Giảm tải cho học sinh

Một trong những điểm nhấn của chương trình GDPT mới so với chương trình hiện hành là chú trọng giảm tải cho người học. Với cách tiếp cận mới, học sinh sẽ vận dụng hiệu quả kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống. Chương trình mới học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần) nhằm tăng cường giáo dục toàn diện, nhất là các hoạt động rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh… góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

 “Tôi thích chương trình GDPT mới ở điểm là dành thời lượng thích đáng cho việc học tiếng Việt ở bậc tiểu học. Hy vọng, các em sẽ nhanh chóng đọc thông viết thạo, tạo tiền đề để học tốt các môn học khác”. Chị Nguyễn Thị Mỹ, phụ huynh có con sẽ vào lớp 1 trong năm học 2020 - 2021, chia sẻ.

Cùng với yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện và chuẩn bị cho việc triển khai chương trình GDPT mới, giáo viên là nhân tố quyết định thành công. Bởi lẽ, chương trình có hay đến mấy mà giáo viên không tự chủ về chuyên môn, không gấp rút bồi dưỡng, nâng cao trình độ thì đổi mới giáo dục sẽ khó đi đến đích.

Cô giáo Phan Thị Hương Giang, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Cát (TP. Huế), cho biết: Chương trình đổi mới làm thay đổi nhận thức của cả người học lẫn người dạy. Nhà trường đã chuẩn bị đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 có đủ năng lực, phẩm chất để có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn. Chúng tôi khuyến khích giáo viên cập nhật các chương trình, kiến thức qua internet và các kênh tài liệu khác để tự rèn luyện, bồi dưỡng.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công chương trình GDPT mới. Mặc dù không phải là thay mới toàn bộ, song các trường học cần được bổ sung những thiếu hụt về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học kịp thời trên nguyên tắc kế thừa những thiết bị đã có. Thế nên, nhiều trường đã xây dựng đề án mua sắm trang thiết bị dạy học; dự trù kinh phí mua sách giáo khoa phục vụ chương trình GDPT mới. Ngay từ bây giờ, các trường đã làm công tác tư tưởng cho phụ huynh trong việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa.

Giáo viên chủ động

Chương trình mới được thiết kế nhiều hoạt động trong dạy học và yêu cầu tăng phòng tin học, mỹ thuật, khoa học, bãi tập cho giáo dục thể chất… nhưng thực tế, hiện nay nhiều trường chưa đáp ứng được. Hiệu trưởng Trường tiểu học số 1 Quảng Phú (Quảng Điền) Lê Thị Loan, cho biết: Mặc dù cơ sở vật chất đủ về số lượng, nhưng vẫn còn nhiều phòng học xây dựng đã lâu. Khi triển khai chương trình GDPT mới, học sinh có thể không chỉ ngồi học trong lớp nên sẽ khó khăn khi bố trí lớp học, đổi mới phương pháp dạy học.

Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, năm học 2019 -2020, tất cả các trường đều tổ chức học hai buổi/ngày để chuẩn bị cho chương trình GDPT mới. Sở đã chỉ đạo các địa phương xác định nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học, ưu tiên bảo đảm cho giáo dục tiểu học đủ mỗi lớp một phòng học. Các phòng bộ môn và diện tích sân chơi bãi tập, trang thiết bị dạy học đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch dạy học. Ngoài ra, rà soát danh sách chất lượng đội ngũ giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ phù hợp.

Không chỉ có nhiều thay đổi về nội dung và phương pháp dạy, cách hình thành các kỹ năng, kiến thức, cách kiểm tra, đánh giá học trò cũng sẽ có nhiều thay đổi so với những gì mà thầy cô đã quen thuộc hàng chục năm qua. Thế nên, nếu không có sự chuẩn bị, tiếp cận với chương trình môn học mới thì nhiều thầy cô sẽ bỡ ngỡ và khó khăn trong quá trình thực hiện. Chính vì thế, việc tập huấn giảng dạy sẽ có nhiều điểm mới. Sách giáo khoa chỉ là một công cụ, phương tiện dạy học.

Giáo viên được tự chủ hơn trong giảng dạy khi được cập nhật các chương trình bồi dưỡng thường xuyên liên tục trên diễn đàn trường học kết nối. Mặc dù lường trước được những khó khăn đối với các trường vùng sâu, vùng xa khi bồi dưỡng theo hình thức này, nhưng đó là yếu tố cần thiết để tiếp cận với công nghệ 4.0.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

TIN MỚI

Return to top