ClockThứ Năm, 25/10/2018 13:45

Hết lòng với học sinh vùng cao

TTH - Từ quê hương Phong Điền, năm 1977, cô Trần Thị Thanh Xuân, giáo viên Trường tiểu học (TH) A Ngo cùng gia đến sống tại huyện A Lưới theo diện đi kinh tế mới. Để rồi, mảnh đất vùng cao này trở thành quê hương thứ hai, giúp Thanh Xuân đạt được những ước mơ đầy ý nghĩa nhân văn.

Tấm lòng của cô giáo vùng cao

 Cô Xuân ngày ngày hết lòng với học sinh nghèo vùng cao

Sinh năm 1967, Xuân là chị cả trong gia đình có 5 người con. Từ nhỏ, Xuân đã phụ ba mẹ quán xuyến việc nhà, bảo ban các em để cùng nhau vượt qua khó khăn, học hành đến nơi đến chốn. Năm 1988, sau khi tốt nghiệp Trường trung học Sư phạm Đông Hà, cô giáo trẻ Thanh Xuân trở về A Lưới, giảng dạy tại Trường TH Hồng Thượng; đến năm 2004, được thuyên chuyển về Trường TH A Ngo công tác đến nay. Cô Xuân, trải lòng: “Thời đó sinh viên được bao cấp, hàng tháng có gạo tiêu chuẩn nên mình mới được đi học. Thi thoảng mẹ thương làm cho lọ muối đậu là mừng lắm rồi”.

Từ những ngày đầu đứng trên bục giảng, cô giáo trẻ ngày ấy đã đặt cho mình những mục tiêu cần làm tốt, không chỉ phấn đấu hoàn thành tốt công việc được giao, mà còn phải yêu thương học trò, nhất là đối với những học sinh nghèo, phải giúp đỡ các em từ những việc làm trong khả năng có thể.

Gần 30 năm đứng lớp, cô Xuân không chỉ là một giáo viên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhiều lần đạt giải tại các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Đối với gia đình, cô là người vợ đảm đang, đã cùng chồng nuôi các con học hành đến nơi đến chốn, có công việc ổn định, dù sau khi lập gia đình cô vẫn phải tiếp tục phụ mẹ lo cho các em vì ba cô mắc bệnh không tự chăm sóc được bản thân.

Tình cờ tôi gặp được Kê Xuân Vui, học sinh lớp 6 Trường THCS Dân tộc nội trú A Lưới, hôm đó đạp xe đến trường đón bạn. Vừa thấy cô Xuân ở sân trường, Vui hớn hở chạy đến ôm chầm lấy cô, rồi đôi mắt sáng ngời khoe: “Bữa ni con đạp xe bình thường rồi. Chân không còn đau nữa cô ạ”. Hỏi ra mới biết, sau dịp Tết Nguyên đán 2018 vừa rồi, Vui đang là học sinh lớp 5 của trường, chẳng may em bị tai nạn giao thông phải bó bột chân phải. Hoàn cảnh gia đình Vui rất khó khăn, ba mẹ em lại không am hiểu về các thủ tục bảo hiểm. Trong lúc cả gia đình đang lúng túng, cô Xuân hết kêu gọi hỗ trợ giúp gia đình làm các thủ tục cần thiết để em được hưởng chế độ bảo hiểm, vừa kêu gọi đồng nghiệp và phụ huynh hỗ trợ tiền để Vui được chữa trị.

Cô Xuân kể: “Vào dịp kỷ niệm Ngay Nhà giáo, toàn bộ học sinh lớp tôi chủ nhiệm đều đến nhà thăm cô giáo, chỉ thiếu mỗi em Hồ Văn Tham vì em bận đi nhặt ve chai. Không ngờ, hôm sau em đến, tay cầm chiếc phong bì, có dòng chữ được ghi nắn nót “Chúc mừng cô nhân ngày 20/11”, bên trong có 1.000 đồng, em cười bẽn lẽn: “Con tặng cô món quà con đổi thời gian đi chơi để làm được”. Tham mồ côi cha từ nhỏ, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mẹ phải đi làm ăn xa, là cậu bé có tính mạnh, đôi khi Tham có những hành động ngỗ ngược với thầy cô và bạn bè, nhiều giáo viên than phiền. Từ khi được học lớp do cô Xuân chủ nhiệm, cô đã nhận ra những mặt tốt của Tham và bằng những lời khuyên răn nhẹ nhàng, hợp lý cô đã giúp Tham trở thành cậu bé ngoan, đam mê học tập. Giờ Tham đã là trụ cột của một gia đình nhỏ, nhưng chưa năm nào vào dịp hiến chương nhà giáo anh quên đến nhà thăm cô giáo. Đó là kỷ niệm đáng nhớ và cũng là phần quà lớn nhất đối với cô Xuân.

Hiệu trưởng Trường TH A Ngo, cô Võ Thị Thúy nhận xét: “Còn vài năm nữa là đến tuổi nghỉ hưu, thế nhưng chúng tôi chưa bao giờ nhận thấy nhiệt huyết với công việc ở cô Xuân giảm xuống. Có thời gian rảnh rỗi, cô lại tìm đồng nghiệp trao đổi chuyên môn và tra cứu tìm các nhà hảo tâm để tìm nguồn giúp học sinh nghèo”.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương

Những phiên chợ vùng cao tại Thừa Thiên Huế đang dần khẳng định vị trí đặc biệt trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là nơi để bà con trao đổi hàng hóa, góp phần quảng bá sản phẩm địa phương, đồng thời phát triển du lịch và tạo động lực nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương
Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới

Với mô hình Đoàn cơ sở “3 chủ động”, các tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn huyện A Lưới đã tạo chuyển biến tích cực trong phong trào đoàn, cũng như công tác đoàn kết tập hợp đoàn viên, thanh niên.

Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới
Chuyện nghề của những cô giáo mầm non

Làm cô giáo mầm non, cái nghề “sớm con muộn chồng” ấy trải qua biết bao câu chuyện buồn vui. Thật sự yêu nghề, mến trẻ bằng tất cả cái tâm sáng trong của một người mẹ thì các cô mới có thể làm tròn sứ mệnh của mình.

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non
Khi các cô giáo nghỉ hưu

Hoàn thành sứ mệnh "trồng người", các nhà giáo trở về cuộc sống đời thường. Đẹp biết bao, dù ở đâu và làm gì, họ vẫn được mọi người tôn vinh, kính trọng bởi tác phong mô phạm với lối sống giản dị, sáng trong cùng những việc làm, hoạt động có ý nghĩa cao đẹp…

Khi các cô giáo nghỉ hưu
"Mẹ Lành" của học trò vùng cao

Hai từ “mẹ Lành” thân thương được nhiều trẻ gọi cô Mai Thị Mộng Lành (Trường mầm non Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) không phải tự nhiên mà có. Ngoài giờ trên lớp, cô giáo Lành còn dành thời gian đến nhà thăm hỏi gia đình của các cháu. Đến buổi chiều vào giờ tan trường, có những trẻ mà ba mẹ đi làm rẫy chưa kịp về, cô Lành lại chở các cháu về nhà. Dù đường bản đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng không làm khó được cô giáo dáng người nhỏ nhắn.

Mẹ Lành của học trò vùng cao

TIN MỚI

Return to top