ClockThứ Hai, 17/04/2023 16:11

Học sinh đầu cấp không nên lo khi bỏ sổ hộ khẩu

TTH - Bỏ sổ hộ khẩu giấy chỉ là đơn giản hóa thủ tục giấy tờ hành chính, còn việc tuyển sinh đầu cấp tại các trường vẫn trên cơ sở phân tuyến theo nơi cư trú của học sinh.

”Chắp cánh” cho học sinh Gần 300 triệu đồng hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khănLịch sử sẽ trở thành môn thi bắt buộc: Liệu có đáng lo?

leftcenterrightdel
Đảm bảo trường học cho học sinh khi bỏ sổ hộ khẩu 

Từ 1/1/2023, theo quy định tại Luật Cư trú, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú chính thức hết giá trị sử dụng. Nhiều phụ huynh tỏ ra vui mừng khi “thoát” khỏi các loại giấy tờ phức tạp, không phải sao y chứng thực giấy tờ khi thực hiện thủ tục nhập học cho con. Tuy nhiên, không ít người tỏ ra băn khoăn, không biết sẽ lấy gì chứng minh cho thông tin cá nhân, đặc biệt là những bậc phụ huynh có con chuẩn bị “vượt cấp”.

Có con chuẩn bị vào lớp 1 ở phường Vĩnh Ninh (TP. Huế), chị Nguyễn Thị Lan âu lo khi những năm trước, việc phân tuyến cho trẻ vào trường tiểu học căn cứ trên địa chỉ thường trú, tạm trú trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú của gia đình. Còn sắp tới không biết con tôi sẽ được phân tuyến dựa trên căn cứ nào và tôi cần chuẩn bị giấy tờ gì để làm thủ tục nhập học cho con?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, phụ huynh không nên lo lắng, việc bỏ sổ hộ khẩu giúp quy trình tuyển sinh giảm bớt những thủ tục có tính hành chính, còn việc tuyển sinh đầu cấp tại các địa phương vẫn trên cơ sở phân tuyến theo nơi cư trú của học sinh. Bởi sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú bằng giấy hết hiệu lực, nhưng việc cư trú của công dân vẫn được quản lý bằng hình thức số hóa trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc theo căn cước công dân gắn chip.

Theo ông Nguyễn Thế Sinh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Quang Trung, thông thường trước các kỳ tuyển sinh đầu cấp, phường sẽ tổ chức rà soát, thống kê danh sách trẻ đến tuổi đi học, sau đó gửi về phòng GD&ĐT. Theo nguyên tắc tuyển sinh, các trường nhận học sinh theo danh sách thống kê trong điều tra phổ cập từ tổ dân phố, phường cung cấp. Căn cứ vào danh sách và số chỗ học của các trường, hội đồng tuyển sinh sẽ thực hiện phân tuyến. Đến giữa tháng 6, sẽ công bố danh sách phân tuyến về phường để địa phương phát giấy gọi học sinh đến trường làm thủ tục nhập học.

Còn đối với tuyển sinh lớp 6, các trường thực hiện việc phân tuyến theo địa bàn trường tiểu học. Chính vì vậy, các trường tiểu học cần căn cứ vào danh sách phân tuyến của ban tuyển sinh chuyển trực tuyến hồ sơ học bạ của học sinh đến các trường THCS. Học sinh sẽ dùng đến giấy khai sinh mà không nhất thiết phải sổ hộ khẩu. Ngoài ra, học sinh được cấp mã định danh theo hệ thống quản lý dữ liệu.

Việc bỏ hộ khẩu không có nghĩa là tuyển sinh tự do, mà vẫn phải căn cứ nơi cư trú thực tế. Do đó, sắp tới khi ban hành kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2023-2024, các địa phương sẽ có những quy định cụ thể. Người dân có nhiều nơi cư trú khác nhau thì phải lựa chọn 1 nơi cư trú để xác nhận trên phần mềm đăng ký tuyển sinh. Như vậy, không chỉ căn cứ mã số định danh của học sinh mà còn căn cứ vào căn cước công dân của phụ huynh, vào tình trạng gia đình của học sinh. Chẳng hạn, tùy hoàn cảnh gia đình mà học sinh ở chung với ba hoặc mẹ, hoặc người giám hộ. Hoặc có tình trạng người dân sau khi có kế hoạch tuyển sinh mới đề nghị thay đổi chỗ ở. Với các trường hợp này, cần căn cứ trên điều tra thực tế của phường và giải quyết sau khi hoàn tất đợt tuyển sinh, ông Dương Quang Nam, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Quốc Toản cho biết.

Công tác điều tra cư trú và nhập liệu là quan trọng nhất, còn giấy tờ chỉ là hình thức chứ không ảnh hưởng đến việc tuyển sinh. Quan trọng nhất là cần xác minh thời gian cư trú thực tế để có sự phân tuyến phù hợp. Bởi có những trường hợp khai là cư trú dài hạn, nhưng thực tế mới chuyển đến nơi cư trú ngay trước thời điểm tuyển sinh thì TP. Huế rất khó sắp xếp trường học theo tuyến.

Tuyển sinh trực tuyến nói chung và bỏ hộ khẩu giấy trong tuyển sinh nói riêng là những việc mới. Vì thế, không phải bất cứ phụ huynh nào cũng biết và làm được ngay, nhất là những phụ huynh ở vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí, công nghệ hạn chế. Đặc biệt, trong giai đoạn chuyển đổi rất cần đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn, hướng dẫn.

Bài, ảnh: HUẾ THU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh

Ngày 23/12, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức tập huấn công tác y tế trường học, Bảo hiểm y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh năm học 2024-2025.

Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh
Giáo dục pháp luật cho học sinh qua phiên tòa thực tế

Nhằm nâng cao kiến thức về pháp luật cho học sinh, chiều 6/12, Trường THPT Nguyễn Huệ tổ chức cho học sinh tham dự một phiên tòa xét xử thực tế tại Tòa án Nhân dân TP. Huế. Đây là một hoạt động bổ ích nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức trách nhiệm của học sinh trong cuộc sống.

Giáo dục pháp luật cho học sinh qua phiên tòa thực tế

TIN MỚI

Return to top