ClockThứ Tư, 06/03/2019 14:29

Hội LHPNVN góp ý 3 vấn đề quan trọng sửa Luật Giáo dục

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa có ý kiến gửi Bộ GD&ĐT góp ý dự thảo Luật GD (sửa đổi). Trong đó, nội dung góp ý tập trung vào giáo dục hòa nhập (GDHN) với người học có hoàn cảnh đặc biệt; nhà giáo, cán bộ quản lý (CBQL) công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường cho trẻ em và người học.

Xây dựng trường học thân thiện góp phần tạo dựng môi trường GD an toàn

Đáp ứng nhu cầu GDHN của người có hoàn cảnh đặc biệt

Về vấn đề GDHN đối với người học có hoàn cảnh đặc biệt, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đề nghị cụ thể Điều 14 của dự thảo Luật có tính nguyên tắc về GDHN, để quy định Luật được đi vào cuộc sống, đảm bảo quyền lợi của các nhóm người học khác nhau, đặc biệt đáp ứng nhu cầu, khả năng tiếp cận GDHN của người học có hoàn cảnh đặc biệt. Cụ thể:

Thứ nhất, xác định rõ nhóm đối tượng tiếp cận với GDHN: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hay người học có hoàn cảnh đặc biệt.

Thứ hai, đề nghị nghiên cứu có các quy định cụ thể hỗ trợ cho các đối tượng này, từ việc đầu tư GD, cơ sở vật chất, đào tạo giáo viên (GV), chương trình GD, phương pháp đào tạo, học phí nhằm “bảo đảm quyền học tập bình đẳng, chất lượng, phù hợp với đặc điểm của người học... ”, quy định tại Điều 14 của dự thảo Luật dựa trên các đặc thù của từng đối tượng người học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Thứ ba, bên cạnh quy định về các loại trường chuyên biệt và cơ sở GD khác trong dự thảo Luật, đề nghị nghiên cứu để đồng bộ thống nhất với Luật Người khuyết tật trong các quy định khác của dự thảo Luật, nhằm đảm bảo GDHN cho người khuyết tật.

Bổ sung chính sách với CBQL GD trường chuyên biệt

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng đề nghị bổ sung chính sách đối với CBQL GD ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH) đặc biệt khó khăn, bởi lẽ:

Hiện nay, theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP về chính sách đối với GV, CBQL GD công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn và Nghị định số 19/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP, đối tượng áp dụng gồm cả GV và CBQL GD ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn. Thực tế cho thấy, chính sách này đã thu hút, tạo điều kiện tốt hơn, góp phần động viên, khuyến khích cho cán bộ ngành GD công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đồng thời đề nghị bổ sung nguyên tắc bảo đảm việc xây dựng chính sách đối với GV, CBQL GD ở trường chuyên biệt, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn dựa trên các yếu tố đặc thù giới, bởi lẽ:

Nghị định số 61/2006/NĐ-CP và Nghi định số 16/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn đã tính đến yếu tố giới trong quy định về thời gian công tác và hưởng trợ cấp. Điều này rất phù hợp với đặc thù mỗi giới khi công tác ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, ngoài thời gian, nhiều nhu cầu khác của nam và nữ rất khác biệt như có nhu cầu nước sạch, nước ngọt...

Mặt khác, Chính phủ đang xây dựng Nghị định mới về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác vùng có điều kiện, KT-XH đặc biệt khó khăn nhằm thay thế tất cả các nghị định có liên quan đến chính sách này. Do vậy, việc quy định nguyên tắc trong Luật là rất quan trọng để khi Chính phủ ban hành các chính sách cụ thể đảm bảo bình đẳng giới thực chất, thu hút được cán bộ, GV tới công tác ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.

Tạo môi trường GD an toàn

Một góp ý khác của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với dự thảo Luật GD (sửa đổi) là bổ sung quy định tạo môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng chống bạo lực học đường cho trẻ em và người học, để phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan và góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra của xã hội hiện nay.

Luật Trẻ em năm 2016, tại khoản 4 Điều 44 quy định: “Nhà nước quy định môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường”. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Vì vậy, Luật GD (sửa đổi) cũng cần phải đồng bộ, thống nhất với các quy định trên để đảm bảo môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường cho trẻ em và người học từ việc đầu tư cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy...

Dự thảo Luật đã quy định, đề cập đến vấn đề này tại Điều 15 về xã hội hóa sự nghiệp GD, Điều 81 về quyền của người học và Điều 91 về trách nhiệm của xã hội. Tuy nhiên, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho rằng, những nội dung trên mới chỉ đề cập đến môi trường GD an toàn, lành mạnh; chưa nói đến môi trường GD thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Đồng thời, trong Điều 79 về quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em tại cơ sở mầm non; Điều 87 về trách nhiệm của nhà trưòng chưa đề cập đến nội dung này. Các quy định về chương trình GD, nội dung và phương pháp GD đề cập còn mờ nhạt.

Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật GD (sửa đổi) nhằm khắc phục các hạn chế, tồn tại, đáp ứng yêu cầu của xã hội về GD, phù hợp với các văn bản luật mới có liên quan. Dự thảo Luật đã tiếp thu ý kiến của Quốc hội, chỉnh sửa, bổ sung nhiều quy định cơ bản đảm bảo mục tiêu GD nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và ý thức công dân toàn cầu; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Theo GD&TĐ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Góp ý dự thảo “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn”

Ngày 27/9, Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức hội thảo Góp ý dự thảo “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn” (gọi tắt là Hướng dẫn). Tham dự có lãnh đạo Cục Dân số, lãnh đạo Sở Y tế, Chi cục Dân số, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, bệnh viện đa khoa 19 tỉnh, thành phố…

Góp ý dự thảo “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn”
Kiến nghị bổ sung nhiều nội dung vào các dự án luật

Dự kiến, các dự án Luật Quy hoạch Đô thị và nông thôn; Luật Địa chất và Khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Tư pháp người chưa thành niên sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV.

Kiến nghị bổ sung nhiều nội dung vào các dự án luật
Nhớ những ngày bên Anh!

Tuy chỉ trực tiếp tiếp xúc và làm việc với anh chỉ trong thời gian ngắn nhưng tôi vẫn nhớ những trao đổi, nhận xét, góp ý sâu sắc của anh - Anh Nguyễn Phú Trọng kính mến!

Nhớ những ngày bên Anh
Lời góp ý dễ thương

Di chuyển vào Cửa Ngăn, anh bạn tôi khen Huế có Kinh thành cổ kính và đưa ra lời góp ý dễ thương về việc nên chăng trang trí thêm những chậu hoa xinh xắn, thay vì chỉ để tấm biển chỉ dẫn như hiện nay.

Lời góp ý dễ thương

TIN MỚI

Return to top