ClockThứ Ba, 18/02/2020 14:00

Hữu dụng từ thùng rác

TTH - Tôi khá ấn tượng về những mô hình bảo vệ môi trường từ rác thải của học sinh Trường THPT A Lưới. Chỉ cần bỏ chút thời gian, vừa hạn chế lượng rác vứt bỏ, vừa gây quỹ để ủng hộ học sinh nghèo.

Học sinh A Lưới giành giải Nhất cuộc thi “Tái chế nhựa phế liệu”Học sinh vùng cao thắng lớn giải thưởng khoa học kỹ thuật

Thu gom rác thải nhựa, công trình của học sinh Trường THPT A Lưới

“Mô hình thùng rác 200 đồng” được học sinh trong trường hưởng ứng tích cực. Những chai nhựa, vỏ hộp sữa sau khi sử dụng thay vì vứt lăn lóc bên vệ đường hay lẫn với vô số loại rác thải không tái chế khác thì nay được người dân để dành lại cho học sinh đến thu gom. “Hầu như gia đình nào cũng tạo ra lượng rác thải khá lớn mỗi ngày, nếu thu gom vừa góp phần bảo vệ môi trường, lại vừa gây quỹ hỗ trợ học sinh khó khăn nên các em cùng nhau phân loại trước khi bán cho người thu mua phế liệu”, thầy giáo Nguyễn Ngọc Nghĩa, Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Em yêu khoa học” Trường THPT A Lưới, cho biết.

Khi thu gom các chai nhựa, học sinh tiến hành làm các thùng rác tái chế từ nhựa, thân thiện với môi trường. Những chiếc thùng rác được thiết kế khá bắt mắt, gọn gàng và trang trí phía trên thùng rác bằng những loại hoa và cây xan, không chỉ làm mỗi nhiệm vụ đựng rác mà còn là một vật trang trí trong khuôn viên nhà trường.

Những chai nhựa được thu gom rất hữu ích giúp cho nhóm học sinh sáng chế  thực hiện dự án “Áo phao thông minh” và đã đạt giải Nhất cuộc thi “Tái chế nhựa phế liệu” năm 2019 Khối THPT do Tỉnh đoàn tổ chức và đạt giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh năm học 2019-2020. “Em thấy việc tái chế rác thải nhựa có ý nghĩa, thay vì vứt các vỏ chai nhựa, ống hút nhựa thì mình có thể sử dụng làm vật dụng thường ngày. Em thực sự rất thích ý tưởng tái chế của Câu lạc bộ Em yêu khoa học. Ở nhà, em cũng làm đồ đựng viết, kệ điện thoại cho riêng mình từ vỏ chai nhựa". Em Ngô Phan Thế Đạt, chia sẻ.

Để góp phần làm đa dạng thêm các hoạt động của dự án, ở Chi đoàn lớp 10B1 và 11B1 Trường THPT A Lưới đã thiết kế và hoàn thiện thùng rác thu gom giấy, giải quyết được một lượng lớn giấy của học sinh có thể thải ra trong quá trình học tập. Nguồn giấy này được bán lại cho các cơ sở thu mua để tái chế.

Ấn tượng nhất trong hàng loạt thùng rác xanh của nhà trường là thùng rác 4.0 sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để tự phân loại các loại rác và xử lý rác ngay tại nguồn. Xuất phát từ thực hiện đề án của tỉnh về “Ngày Chủ nhật xanh”, các em có ý tưởng xây dựng thùng rác xanh để giúp các bạn ý thức bảo vệ môi trường học đường. Thùng rác sẽ hỗ trợ trong việc xử lý và phân loại rác thải, cô giáo Đàm Thị Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT A Lưới, thông tin.

Những chai nhựa bỏ đi, nắp chai, ống hút, que kem được “hô biến” thành chậu cây, lọ cắm bút, đèn bàn… của Câu lạc bộ “Em yêu khoa học” nhằm kêu gọi tái chế rác thải nhựa, hạn chế lượng rác thải nhựa ra môi trường. Một lợi thế của trường là các em đều rất chủ động tìm tòi, có khả năng thích ứng nhanh, sáng tạo để đề ra biện pháp với các vấn đề đặt ra. Ngoài việc tạo nguồn quỹ, mô hình thu gom rác thải nhựa có thể tái chế của học sinh Trường THPT A Lưới là cơ hội để học sinh thêm gắn kết, đẩy mạnh kỹ năng làm việc nhóm, đặc biệt là nâng cao ý thức và vai trò của chính các em trong việc bảo vệ môi trường.

Bài, ảnh: An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cô giáo khởi nghiệp với zèng

Kể từ khi nghề dệt zèng của người Tà Ôi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thì đồng bào Tà Ôi ở A Lưới đang dần thoát nghèo từ nghề này, đồng thời có những phương án bảo tồn và phát huy nghề truyền thống tích cực. Một trong những gương sáng điển hình trong lĩnh vực này là cô giáo Hồ Thị Thu Hà, dân tộc Tà Ôi, hiện vừa là giáo viên Trường THPT A Lưới, vừa là chủ cơ sở zèng mang tên Hợp tác xã (HTX) sản xuất và phân phối thổ cẩm A Lưới, tại xã A Ngo, huyện A Lưới.

Cô giáo khởi nghiệp với zèng
"Thùng rác thân thiện" của hai học sinh

Hưởng ứng phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" (CNX) và chung tay hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch – sáng, Nguyễn Anh Thư và Nguyễn Văn Lợi, học sinh lớp 9/1 Trường THCS Phú Diên (Phú Vang) đã nghiên cứu, chế tạo thành công “Thùng rác thân thiện” có thể thực hiện được chức năng phân loại rác tại nguồn, thu gom các loại rác có thể tái sử dụng, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và giảm tải lượng rác thải trực tiếp ra môi trường.

Thùng rác thân thiện của hai học sinh
Cát...

Ký ức về cát vẫn nguyên vẹn như ngày nào, nhưng cát bây giờ đã mang dáng hình mới…

Cát

TIN MỚI

Return to top