ClockThứ Tư, 25/05/2022 13:01

Lan tỏa giá trị nhân văn, bản sắc văn hóa Huế đến từng học sinh

TTH.VN - Sáng 25/5, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ có buổi gặp mặt với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành giáo dục TX. Hương Thủy nhằm động viên, chia sẻ và đưa ra những định hướng trong thời gian đến.

Kỹ năng sống - điểm tựa vững chắc cho học sinh

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ (giữa) chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo thị xã và giáo viên Hương Thủy

Hương Thủy có 40 trường học, 1 Trung tâm GDNN-GDTX với 23.658 học sinh, cùng 1.358 CBGVNV trong đó cấp THPT có 181 CBGVNV. Hiện, Hương Thủy có 38/40 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 95%; năm học 2021-2022, học sinh Hương Thủy giành 4 giải quốc gia, 319 giải cấp tỉnh… Kế hoạch đến cuối năm 2022, có thêm 1 trường mầm non được công nhận, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 39/40 trường, tỷ lệ 97,5% và theo lộ trình, năm 2025, 100% trường học trên địa bàn thị xã đạt chuẩn quốc gia.

Không chỉ chú trọng chất lượng dạy và học, các hoạt động “Ngày Chủ nhật xanh”, xây dựng “Trường học kiểu mẫu”, “Nét đẹp văn hóa học đường”…, các hoạt động ngoại khóa, kỹ năng sống cũng được quan tâm...

Ghi nhận, biểu dương những kết quả giáo dục Hương Thủy đạt được cũng như bày tỏ những chia sẻ, cảm thông sâu sắc trước khó khăn, vất vả trong việc “trồng người” của ngành giáo dục nói chung, giáo dục Hương Thủy nói riêng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ cho biết, toàn tỉnh đang tập trung xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế. Trong đó, lĩnh vực giáo dục đóng vai trò rất quan trọng.

“Bên cạnh tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, triển khai đổi mới phương thức dạy và học giúp học sinh nhanh chóng thích nghi trong quá trình hội nhập, phát triển, giáo dục Hương Thủy nên lồng ghép thường xuyên hơn nữa giá trị đạo đức, lịch sử, bản sắc văn hóa Huế, “4 xin”, “4 học”... vào từng tiết học, chương trình ngoại khóa, trải nghiệm để ngày có nhiều hơn những gương người tốt việc tốt, gương hiếu học; để các giá trị nhân văn, tình yêu quê hương đất nước tiếp tục được lan tỏa đến mỗi một học sinh”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Trong giai đoạn tiếp theo, Hương Thủy tập trung xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đầu tư tăng quỹ phòng học đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học đạt 100% và tăng tỷ lệ huy động nhà trẻ trên 35%, mẫu giáo trên 94%; nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục, đẩy mạnh giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, tăng cường các hoạt động trải nghiệm; nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia...

Tin, ảnh: Hàn Đăng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

Thật ngạc nhiên và cảm động khi chứng kiến một lớp học không cần bảng đen, những giáo viên dạy trẻ khiếm thị chỉ bằng tiếng gõ lạch cạch, cái sờ tay và bằng cả trái tim yêu thương.

Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

TIN MỚI

Return to top