ClockThứ Năm, 29/04/2021 18:59

Nhu cầu nhân lực lớn, sinh viên cần chuẩn bị kiến thức và kỹ năng

TTH.VN - Đó là vấn đề được lãnh đạo tỉnh, các chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp cùng chia sẻ tại chương trình giao lưu sinh viên công nghệ thông tin – truyền thông Thừa Thiên Huế. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động của tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2021.

Tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và cùng phát triểnThay đổi tư duy là mấu chốt trong chuyển đổi sốChia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Tham dự và chia sẻ tại chương trình có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh.

Cần nhân lực có năng lực

Sinh viên nêu thắc mắc nhờ các chuyên gia giải đáp

Cơ hội việc làm và yêu cầu của nhà tuyển dụng trong thời đại hiện nay trở thành vấn đề được rất nhiều sinh viên quan tâm, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT). Nguyễn Văn Đức, sinh viên từ một trường cao đẳng ở Huế băn khoăn: “Cơ hội việc làm thế nào và trong thời đại công nghệ số, sinh viên phải trang kỹ năng mềm và yêu cầu gì để đáp ứng đòi hỏi của nhà tuyển dụng (?)”.

Trái với những lo lắng về cơ hội việc làm từ phía sinh viên, lãnh đạo UBND tỉnh và các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực CNTT đang rất lớn. Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ chia sẻ, trong chiến lược phát triển CNTT của tỉnh, mục tiêu đến 2025, tỉnh cần 10.000 nhân lực làm việc trong lĩnh vực CNTT. Để đáp ứng mục tiêu, các nguồn được hướng đến là sinh viên CNTT, mời gọi con em tỉnh nhà lao động xa trở về Huế và chuyển đổi nghề, trong đó sinh viên CNTT là lực lượng quan trọng. Lãnh đạo tỉnh cùng các đơn vị liên quan từng đi nhiều nơi mời gọi các doanh nghiệp, tuy nhiên một trong những vấn đề doanh nghiệp đặt câu hỏi trở lại là nguồn nhân lực có đáp ứng. Nhân lực đủ mạnh sẽ hấp dẫn được các nhà đầu tư. “Các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng hiện đang rất cần nhân lực có năng lực. Việc chuẩn bị kiến thức, đặc biệt là kỹ năng đáp ứng yêu cầu của họ là điều rất quan trọng với sinh viên”, Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ khẳng định.

Tại buổi giao lưu, các chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp nhấn mạnh, hiện nay sinh viên CNTT không cần phải quá lo có việc làm hay không có việc làm bởi cơ hội việc làm là rất lớn. Điều nên quan tâm là các bạn chuẩn bị gì khi đi ứng tuyển, vì yêu cầu của doanh nghiệp khi tuyển dụng đòi hỏi người học sau khi ra trường phải đáp ứng các vị trí mà họ tuyển dụng.

Ông Phí Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội tin học TP. Hồ Chí Minh cho biết, các chương trình đào tạo của nhà trường được nghiên cứu kỹ. Ngoài việc sinh viên cần trang bị đầy đủ kiến thức thì yếu tố kỹ năng đặc biệt quan trọng, trong đó cần quan tâm nhất là kỹ năng nói súc tích, ngắn gọn, nói để người ta hiểu và có tính thuyết phục; kỹ năng nghe, kỹ năng tranh luận, kỹ năng viết và đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng làm việc quốc tế nếu muốn làm việc ở môi trường quốc tế. Những kỹ năng cốt lõi ấy cần phải được rèn luyện thường xuyên.

Phát huy vai trò phối hợp 3 bên

Tại buổi giao lưu, ông Trần Nguyên Phong, Phó trưởng Khoa CNTT – Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế cho biết, đào tạo nhân lực CNTT tại nhà trường hiện đang có 1.464 sinh viên theo học ở các ngành: CNTT, kỹ thuật phần mềm, công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông, quản trị và phân tích dữ liệu. Hiện nay, việc phát huy vai trò phối hợp của 3 bên là nhà trường – doanh nghiệp – sinh viên trở thành xu hướng tất yếu và nhà trường đang nắm bắt, đặc biệt là đưa doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo, đẩy mạnh  ký kết hợp tác với doanh nghiệp, mời doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo và tham gia giảng dạy, tiếp nhận sinh viên thực tập…

Kết quả đạt được từ việc gắn kết 3 bên đã thấy rõ, đó là đào tạo dần gắn với nhu cầu nhà tuyển dụng, doanh nghiệp; góp phần đảm bảo đầu ra cho người học; giúp doanh nghiệp tiếp cận sớm với nguồn nhân lực; tạo cơ hội cho sinh viên trong thực tập và tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, theo đại diện Trường ĐH Khoa học, hiện trong đào tạo CNTT vẫn đang còn những tồn tại đó là thiếu đội ngũ chuyên gia của doanh nghiệp có thể trực tiếp tham gia giảng dạy. Quan hệ hợp tác chủ yếu hiện nay giữa đơn vị đào tạo và doanh nghiệp vẫn dựa trên việc tiếp nhận sinh viên thực tập; vẫn còn sự thờ ơ của sinh viên với các hoạt động gắn kết doanh nghiệp...

Theo đại diện Khoa CNTT, Trường ĐH Khoa học, để giải quyết một số tồn tại, cần thiết nên thành lập bộ phận chuyên trách liên kết, hợp tác với doanh nghiệp và cần có những hoạt động tiếp xúc định kỳ với các doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu, phản hồi của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, cũng cần có cơ chế để xây dựng đội ngũ chuyên gia có thể trực tiếp tham gia giảng dạy…

Mong muốn tạo lập việc làm tại quê hương

Ông Phí Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh chia sẻ nhiều thông tin đến sinh viên

Ông Phí Anh Tuấn cho rằng, môi trường đào tạo ở Huế tốt và nếu điều kiện làm việc tốt, rõ ràng ở lại Huế để cống hiến mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ đóng góp cho tỉnh nhà mà bản thân mỗi người cũng hạn chế đi rất nhiều chi phí, trong đó có cả chi phí về thăm gia đình, quê hương mà bản thân người Việt Nam, đặc biệt là người Huế luôn có.

Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế đang phấn đấu xây dựng và phát triển trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, CNTT và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng. Để ngành CNTT phát triển và để người học làm việc trong môi trương tương lai thực sự đột phá, đòi hỏi phải có sự thay đổi tư duy và nhận thức, thay đổi cách nhìn, cách định hướng nghề nghiệp cũng như cách đầu tư cho ngành CNTT phù hợp hơn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, mong muốn tạo lập việc làm ngay tại quê hương không chỉ là mong muốn của người học mà cũng là trăn trở của lãnh đạo tỉnh và rất nhiều người. Hy vọng với tinh thần đổi mới, sáng tạo, quyết tâm vượt khó, các doanh nghiệp, đơn vị đào tạo, cán bộ giảng viên, sinh viên sẽ đồng hành cùng tỉnh để xây dựng và phát triển, tiếp tục xây đắp giấc mơ Huế.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thành quả từ sự nỗ lực

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là kỳ thi cuối cùng của Chương trình Giáo dục phổ thông 2006, được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đánh giá là hoàn hảo nhất trong tất cả các kỳ thi được tổ chức qua các năm. Công tác tổ chức chặt chẽ, an toàn và chất lượng. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao, điểm liệt thấp nhất so với mặt bằng chung cả nước.

Thành quả từ sự nỗ lực
Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số

Sáng 20/7, Đoàn công tác của UBND tỉnh Tây Ninh do ông Nguyễn Thanh Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số (CĐS) gắn với cải cách hành chính (CCHC), phát triển du lịch và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số
Ưu tiên chuyển đổi số ngành Y tế trên ba lĩnh vực

Chiều 19/7, tại huyện Phong Điền, Sở Y tế tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các huyện, thị, thành phố, các bệnh viện và trung tâm y tế trực thuộc Sở.

Ưu tiên chuyển đổi số ngành Y tế trên ba lĩnh vực
Khánh Hòa ấn tượng về chuyển đổi số và bảo tồn di tích của Thừa Thiên Huế

Ngày 17/7, trong khuôn khổ chuyến công tác đến tỉnh Thừa Thiên Huế, Đoàn công tác của tỉnh Khánh Hòa do ông Nguyễn Hải Ninh, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) và làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế về chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh. Cùng đi có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Xuân Toàn.

Khánh Hòa ấn tượng về chuyển đổi số và bảo tồn di tích của Thừa Thiên Huế
Trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, văn hóa, xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương

Trong 2 ngày 16 - 17/7, Đoàn công tác Tỉnh ủy Khánh Hòa do ông Nguyễn Hải Ninh, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế để trao đổi kinh nghiệm về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số; phát triển du lịch, văn hoá; xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương theo đặc trưng đô thị di sản Cố đô gắn với thúc đẩy các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, văn hóa, xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top