ClockThứ Sáu, 10/02/2017 09:37

Hướng đến việc phòng, chống có hiệu quả bạo lực học đường

TTH - Phân tích sâu nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, tập trung chủ yếu ở đối tượng học sinh có học lực chưa tốt, có hoàn cảnh đặc biệt về gia đình, thiếu kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống

20 tham luận đã tập trung đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, tìm giải pháp ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường tại Hội thảo Khoa học “Bạo lực học đường, thực trạng và giải pháp” do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hôm qua (9/2). Đến dự hội thảo có ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Đề dẫn hội thảo, lãnh đạo Sở GD&ĐT nhận định, hiện trạng bạo lực học đường diễn ra ngày càng nhiều trên phạm vi toàn quốc. Tại Thừa Thiên Huế, trong năm 2015, 2016 đã xảy ra những vụ việc đáng tiếc tại một số trường học như Trường THCS Trần Phú, THCS Hùng Vương, THPT Bùi Thị Xuân (TP. Huế), Trường THPT Phú Bài (Thị xã Hương Thủy)…, ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục của tỉnh.

Phân tích sâu nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, tập trung chủ yếu ở đối tượng học sinh có học lực chưa tốt, có hoàn cảnh đặc biệt về gia đình, thiếu kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống...Sự quản lý của gia đình còn lỏng lẻo. Nhà trường chú trọng dạy chữ, chưa đầu tư đúng mực trong việc dạy kỹ năng sống, định hướng tình cảm, lý tưởng...cho học sinh, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên. Các giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường được đề xuất, trong đó nhấn mạnh vai trò của ban giám hiệu, giáo viên, mối quan hệ nhà trường và gia đình, nhà trường và xã hội, sự phối hợp của các tổ chức xã hội…là những điều đã được đề cập, trao đổi tại hội thảo

Ông Trần Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ cho rằng, phòng ngừa bạo lực học đường nhìn từ góc độ kỹ năng xử lý tình huống trong hoạt động giao tiếp  là cần thiết cho học sinh. Các em cần được trang bị kiến thức, xây dựng chuẩn mực phong cách và rèn luyện kỹ năng sống đẹp. Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Bi, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương nêu ý kiến về việc đặt ra tiêu chí mỗi trường có một giáo viên tâm lý nhằm hỗ trợ và can thiệt đối với những HS đang gặp khó khăn về xúc cảm, quan hệ bạn bè kịp thời. Cần tạo nhiều sân chơi bổ ích phù hợp với lứa tuổi để thu hút học sinh.

Theo luật sư Hoàng Ngọc Thanh (Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh), cần đẩy mạnh giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống bằng chương trình giáo dục khoa học, phù hợp với thực tế ở mỗi địa phương và cho từng nhóm đối tượng.

Theo TS Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT, mục tiêu được đặt ra tại hội thảo là tìm ra những luận cứ làm cơ sở khoa học để xây dựng và ban hành các kế hoạch, các văn bản quản lý, chỉ đạo tiếp nối trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh và phòng, chống có hiệu quả bạo lực học đường ở các cấp học trong thời gian đến.

Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngăn ngừa bạo lực

14 trường hợp phụ nữ và trẻ em bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp ở TX. Hương Thủy đã được các đội phản ứng nhanh tiếp nhận và giải quyết kịp thời.

Ngăn ngừa bạo lực
Cổ phục & học đường

Từ tình yêu dành cho trang phục truyền thống, Trịnh Thị Khánh Linh và Nguyễn Lê Vĩnh Khang, học sinh lớp 9, Trường THCS Chu Văn An mày mò nghiên cứu, đề xuất nhiều giải pháp khả thi để lan tỏa cổ phục trong đời sống đương đại, đưa cổ phục đến gần hơn với các bạn học sinh.

Cổ phục  học đường
Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn

Công tác phòng, chống ma túy (PCMT) và nhân rộng mô hình chuyển hóa tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Huế đạt nhiều kết quả tích cực.

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn
Trang bị kỹ năng và nâng cao ý thức phòng, chống đuối nước

Thời tiết bắt đầu bước vào những ngày nắng nóng. Đây là thời điểm mà các điểm bơi lội mở cửa trở lại, nhu cầu tắm sông, suối của người dân, nhất là các em nhỏ tăng cao. Vì vậy, cẩn trọng đuối nước luôn phải được đặt lên hàng đầu.

Trang bị kỹ năng và nâng cao ý thức phòng, chống đuối nước
Return to top