ClockThứ Sáu, 26/05/2023 16:59

Giáo dục bắt buộc giúp trẻ em được học tập để phát triển toàn diện

TTH.VN - Đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ tại Hội thảo khoa học quốc gia về “Giáo dục bắt buộc đối với Giáo dục tiểu học” diễn ra sáng 26/5 tại Thừa Thiên Huế.

28% địa phương chỉ chọn một sách giáo khoa/môn họcPhú Vang có 46/56 trường học được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia Tặng kinh phí xây dựng ngôi nhà kế hoạch nhỏ cho 10 trường tiểu học, THCS

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh hội thảo

Giáo dục bắt buộc đối với Giáo dục tiểu học đã được đưa vào Luật Giáo dục 2019 và được Hội đồng Quốc gia về đổi mới giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong những năm qua, Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành tựu đáng kể trong thực hiện giáo dục phổ cập đối với cấp tiểu học, đáng chú ý nhất là được Bộ GDĐT công nhận đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 vào năm 2020.

Đây là một minh chứng khẳng định chất lượng giáo dục ở Thừa Thiên Huế đã được nâng cao. Ngành giáo dục tỉnh nhà chú trọng đầu tư mạnh mẽ vào việc cải thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên, xây dựng một môi trường học tập tích cực, đáng tin cậy, tạo tiền đề vững chắc cho công cuộc đổi mới giáo dục đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết 88, đảm bảo thực hiện thành công Chương trình GDPT 2018. Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục cấp tiểu học nói riêng và chất lượng giáo dục phổ thông nói chung, tỷ lệ bỏ học ngày càng giảm, phẩm chất, năng lực học sinh đã được cải thiện rõ rệt.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã có những tham luận, trao đổi và thảo luận về cơ sở pháp lý, những điều kiện đảm bảo thực hiện Giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm và phương án triển khai Giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học.

Ông Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, Giáo dục bắt buộc là một trong những phương thức giúp trẻ em được học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân, đồng thời để trẻ em được hưởng đầy đủ “quyền được giáo dục, được học tập”. Chính vì thế, việc nghiên cứu để đề xuất một khung chính sách về giáo dục bắt buộc là cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế tri thức mà giáo dục bắt buộc góp phần cung cấp một nền tảng tri thức ban đầu vô cùng quan trọng cho mỗi đứa trẻ.

Theo ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, Hội thảo khoa học với chủ đề Giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học là cơ hội cho ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ kinh nghiệm cùng với nhiều tỉnh, thành, nhiều địa phương khác trong cả nước, tiếp thu những sáng kiến, những cách làm hay từ các địa phương khác, từ các chuyên gia, các nhà khoa học để thực hiện giáo dục bắt buộc hiệu quả đối với cấp tiểu học ở Thừa Thiên Huế, đảm bảo duy trì tốt và ngày càng củng cố tốt hơn kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đã đạt được.

Tin, ảnh: Đăng Trình
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện nghề của những cô giáo mầm non

Làm cô giáo mầm non, cái nghề “sớm con muộn chồng” ấy trải qua biết bao câu chuyện buồn vui. Thật sự yêu nghề, mến trẻ bằng tất cả cái tâm sáng trong của một người mẹ thì các cô mới có thể làm tròn sứ mệnh của mình.

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top