ClockThứ Hai, 21/05/2018 05:45

Trường tiểu học Tân Mỹ: Xã hội hóa cơ sở vật chất

TTH - Đến nay mới bắt đầu chạm đích trường chuẩn quốc gia nhưng với bao thế hệ thầy và trò Trường tiểu học (TH) Tân Mỹ cũng như người dân xã vùng xa Phong Mỹ (Phong Điền) thì để có môi trường giáo dục như hôm nay là cả một hành trình dài vượt khó.

Thầy giáo Thạnh hơn 40 lần hiến máuGiáo dục mầm non, thêm một góc nhìn tốtLo thiếu cơ sở vật chất, giáo viên khi áp dụng Chương trình GDPT mới

Hoạt động ngoài khóa ở Trường TH Tân Mỹ

Thành lập năm 1991, sau khi tách từ Trường cấp 1, 2 Phong Mỹ, Trường tiểu học (TH) Tân Mỹ đón học sinh (HS) của 4/10 thôn, bản của xã Phong Mỹ, tỷ lệ HS là người dân tộc thiểu số như Pahy, Vân Kiều và con em hộ nghèo luôn chiếm hơn ¼ tổng số HS toàn trường.

Ngày mới thành lập, chỉ có 6 phòng học cấp 4, cơ sở vật chất (CSVC) thiếu và yếu. Để đủ phòng cho 14 lớp của 5 khối lớp học, nhà trường có thêm 2 cơ sở lẻ ở bản Hạ Long và thôn Hòa Bắc. Giao thông ở Phong Mỹ chủ yếu là đường đất, nắng bụi, mưa lầy, chỉ cần một trận mưa to là nước sông Ô Lâu tràn vào khiến các khe suối bị tràn, HS không thể đến trường.

Cán bộ giáo viên (CBGV) không chỉ gặp khó khăn trong việc vận động HS đến trường mà đội ngũ GV cũng thường xuyên biến động. Trang thiết bị dạy học thiếu nhiều khiến việc đổi mới chương trình, phương pháp không thuận lợi. Phụ huynh đa số sống dựa vào việc đi rừng lấy củi hoặc trồng cây, cạo mủ cao su, làm rẫy… thu nhập không cao nên không mấy HS nhận được sự quan tâm thấu đáo của cha mẹ.

Bà Hồ Thị Liên, dân tộc Vân Kiều, có 4 con từng và đang theo học tại trường, hiện đang sống trong ngôi nhà tình nghĩa do quỹ “Vì người nghèo” của huyện Phong Điền xây dựng năm 2010 nói: “Chuyện kiếm tiền mua gạo cho con ăn quan trọng hơn. Con cái học được chừng mô tốt chừng đó".

Trước ngày càng xuống cấp, được sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền, những năm 2003 và 2009, trường xây mới 12 phòng học kiên cố trước khi xóa bỏ các phòng học cũ đủ điều kiện tổ chức dạy 2 buổi/ngày cho học sinh 3 khối 1, 2, 3.

Được sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân và sự nỗ lực của tập thể CBGV, CSVC ở Trường TH Tân Mỹ dần được hoàn thiện đảm bảo điều kiện dạy và học. Đến nay, trường đã có khuôn viên gần 11 ngàn mét vuông, vừa xây thêm 2 phòng học mới đảm bảo tổ chức tốt cho 60% HS học 2 buổi/ngày trong năm học tới, xóa tình trạng lớp học cơ sở lẻ...

Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường triển khai hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua, như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…; đồng thời, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài trời… để xây dựng kỹ năng sống cho HS. Nhà trường còn kêu gọi nguồn quỹ để hỗ trợ HS nghèo suất ăn trưa theo mô hình bán trú dân nuôi.

Gắn bó với trường đến nay đã 24 năm, cô giáo Tạ Thị Tuyết, chia sẻ: "Gắn bó với trường, được chứng kiến sự thay đổi như hôm nay quả là ngoài mong đợi”.

Hiện, 100% GV của Trường TH Tân Mỹ có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn; trong đó, 35% đạt giải giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh; tỷ lệ HS đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp được nâng lên hàng năm; 3 năm liền chi bộ nhà trường là 1 trong 2 chi bộ trong tổng số 15 chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã Phong Mỹ đạt chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu.

Cô giáo Hồ Thị Thanh, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay: Để có CSVS đảm bảo yêu cầu dạy, học, trường luôn chủ động công tác kêu gọi xã hội hóa. Nhờ thế, CSVC ngày càng khang trang.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Tâm, Phó Trưởng phòng GD&ĐT Phong Điền nhận xét: “Nhờ tinh thần đoàn kết, đồng thuận và sự quyết tâm của mỗi CBGV trong việc bám trường, bám lớp, đến nay, Tân Mỹ đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia”.

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dự và chỉ đạo hội nghị.

Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên
Tủ sách Huế vẫn chưa thực sự lan tỏa và xã hội hóa

Đó là nhận định được rất nhiều đại biểu đồng tình đưa ra tại buổi tọa đàm “Hành trình phát triển Tủ sách Huế và công tác xã hội hóa, xuất bản các ẩn phẩm Tủ sách Huế giai đoạn 2024-2030”, diễn ra ngày 28/8 tại TP. Huế.

Tủ sách Huế vẫn chưa thực sự lan tỏa và xã hội hóa
Lan tỏa hình ảnh áo dài theo hướng xã hội hóa

Sau hơn 4 năm triển khai, đề án “Huế - Kinh đô áo dài” đã ít nhiều lan tỏa đến với công chúng thông qua rất nhiều các hoạt động, sự kiện hưởng ứng. Cùng với đó là những chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may đo, cũng như khuyến khích, ủng hộ người dân mặc áo dài vào những dịp, sự kiện quan trọng, hình ảnh áo dài đã trở thành nét đẹp quen thuộc.

Lan tỏa hình ảnh áo dài theo hướng xã hội hóa
Hương Xuân xã hội hóa đường ngõ phố

Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà) đã phát huy tối đa sức dân thực hiện chương trình mở rộng bê tông ngõ phố trên địa bàn đạt kết quả vượt bậc.

Hương Xuân xã hội hóa đường ngõ phố

TIN MỚI

Return to top