ClockThứ Hai, 08/07/2024 06:24

Lan tỏa hình ảnh áo dài theo hướng xã hội hóa

TTH - Sau hơn 4 năm triển khai, đề án “Huế - Kinh đô áo dài” đã ít nhiều lan tỏa đến với công chúng thông qua rất nhiều các hoạt động, sự kiện hưởng ứng. Cùng với đó là những chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may đo, cũng như khuyến khích, ủng hộ người dân mặc áo dài vào những dịp, sự kiện quan trọng, hình ảnh áo dài đã trở thành nét đẹp quen thuộc.

Nhiếp ảnh gia gốc Huế triển lãm ảnh “Áo dài tôi yêu”Áo dài Huế, một nét rất riêngNhiều hoạt động trong tuần Ngày hội Áo dài cộng đồng Huế

Trình diễn áo dài đến công chúng như một cách lan tỏa nét đẹp văn hóa 

Với một chuỗi các sự kiện diễn ra vào cuối tháng 6 vừa rồi, Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024 một lần nữa để lại dấu ấn với du khách gần xa trong và ngoài nước. Ở đó, mọi người có thể tìm hiểu quy trình may đo và cho ra một sản phẩm áo dài vô cùng bài bản, hay như những cuộc diễu hành để quảng bá áo dài bằng xe đạp dạo quanh TP. Huế. Đó còn là cuộc “gặp gỡ” giữa áo dài Việt Nam và hanbok của Hàn Quốc vô cùng ấn tượng để mọi người có cái nhìn thú vị về “quốc phục” của hai đất nước, và áo dài cũng đã có cuộc “se duyên” với các làng nghề truyền thống nổi tiếng khi được các nhà thiết kế lấy cảm hứng để sáng tạo.

Đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà thiết kế từ nhiều tỉnh, thành đã về Huế dịp này. Họ đến với Huế cùng các bộ sưu tập áo dài, những ý tưởng mới lạ để áo dài đi xa, những hiến kế để ngành may đo áo dài phát triển. Tuần lễ này diễn ra trong nhiều năm qua và cũng như những năm trước, lần này ban tổ chức một lần nữa mong muốn không chỉ giúp người dân và du khách tiếp cận, hiểu rõ hơn về áo dài, từ đó trân quý, nâng niu chiếc áo dài truyền thống - “quốc phục” nói riêng, mà còn góp phần giáo dục tình yêu đối với các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Ngoài ra, thông qua tuần lễ góp phần quảng bá văn hóa, thu hút du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.

Nhiều người khi đến với sự kiện này đã ít nhiều hiểu thêm giá trị của bộ áo dài. Bởi với họ lâu nay, bộ áo dài truyền thống chỉ là đơn thuần một bộ áo dài, nhưng qua những câu chuyện, ý nghĩa lịch sử cũng như hành trình cho ra đời chiếc áo dài là chuyện ít khi họ để tâm tới. “Tôi biết thêm về sự ra đời của tà áo dài truyền thống và công sức để may đo một bộ áo dài là chuyện không hề đơn giản, phải trải qua rất nhiều công đoạn. Để rồi khi mang trên mình bộ áo dài truyền thống mình mới thêm yêu, thêm quý hơn giá trị mà ông cha đã để lại”, chị Nguyễn Thu Huyền, một du khách tâm sự khi tìm hiểu không gian trải nghiệm may đo diễn ra trong tuần lễ chia sẻ.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao nói rằng, thời gian qua, tỉnh đã có những động thái rất mạnh mẽ trong việc xây dựng thương hiệu và tạo điều kiện cho sản phẩm áo dài phát triển. Đó còn là nỗ lực rất lớn của các sở, trong đó có việc xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô áo dài”, đăng ký bản quyền, logo… Qua đó, làm cơ sở rất tốt về mặt thương hiệu để phát triển.

Nói về những chính sách tạo điều kiện cộng đồng, người dân, doanh nghiệp phát triển, lan tỏa áo dài ra cộng đồng, ông Hải cho biết, đang nghiên cứu, tham mưu để lãnh đạo tỉnh tạo điều kiện tốt hơn trong việc tìm kiếm nguyên liệu, đào tạo nhân lực, đây là điều hết sức quan trọng. “Đây là nhiệm vụ vừa bảo tồn nghề truyền thống, vừa phát triển sản phẩm theo hướng đương đại, đáp ứng được yêu cầu mới của các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Có như thế áo dài mới được tạo thêm sức sống mới, có cơ hội để phát triển, thực sự trở thành sản phẩm không chỉ là văn hóa, du lịch truyền thống, phản ánh đặc trưng của Huế mà còn là sản phẩm hấp dẫn đối với du khách”, ông Hải nói.

Cũng theo ông Hải, những việc làm vừa qua đã tạo được những cơ sở ban đầu rất tốt. Tuy nhiên, để có thể thành công như mục tiêu đề án “Huế - Kinh đô áo dài” đề ra còn phải làm rất nhiều việc. Trong đó, phải quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa kể cả nguồn lực, cơ chế chính sách và làm sao có cuộc vận động thật tốt để cho mọi người dân hiểu được các giá trị văn hóa truyền thống, bao gồm cả áo dài. Trong đó, Tuần lễ Áo dài cộng đồng là việc làm lan tỏa rất tốt khi đón nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng, du khách.

Bài, ảnh: NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa mạnh mẽ tình yêu biên cương Tổ quốc

Được các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh sôi nổi, hưởng ứng, tham gia; là hoạt động có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân về truyền thống đoàn kết quân - dân, truyền thống anh hùng của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, là thành công của các cuộc thi.

Lan tỏa mạnh mẽ tình yêu biên cương Tổ quốc
NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 9/11:
Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật

Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tạo sự đồng thuận của Nhân dân đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật
Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa

TIN MỚI

Return to top