ClockThứ Bảy, 28/10/2023 16:36

Xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành chính sách và pháp luật môi trường

TTH.VN - Ngày 28/10, tại Trường đại học Luật, Đại học Huế tổ chức hội nghị về xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành chính sách và pháp luật môi trường (thuộc dự án CCP - Law).

Nhật Bản là đối tác quan trọng của Đại học HuếBốn lĩnh vực khoa học của Đại học Huế được xếp hạng THE 2024Lần đầu tiên tổ chức hiến máu tình nguyện tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninhVinh danh TS. Trần Quang Hóa đoạt giải thưởng Tremplin của Viện Hàn lâm Khoa học PhápTài trợ gói xét nghiệm và khám sức khỏe cho viên chức, người lao động Đại học HuếNhiều cơ hội việc làm cho sinh viên Đại học Huế

 Các chuyên gia đóng góp ý kiến xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ

Dự án CCP-Law là sự hợp tác giữa 3 nước châu Âu (Hy Lạp, Tây Ban Nha và Anh) với 3 nước châu Á (Việt Nam, Malaysia và Ấn Độ). Việt Nam tham gia dự án với Đại học Huế và Trường đại học Luật Hà Nội. Riêng Đại học Huế đóng vai trò điều phối dự án.

Mục tiêu của dự án là phát triển, thử nghiệm và điều chỉnh các chương trình giảng dạy mới trong lĩnh vực pháp luật chống biến đổi khí hậu. Dự án còn hỗ trợ hiện đại hóa, khả năng tiếp cận và quốc tế hóa giáo dục đại học; giải quyết những thách thức mà hệ thống giáo dục đại học ở Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam đang đối mặt. Từ đó, nâng cao trình độ năng lực và kỹ năng tại các tổ chức giáo dục đại học, bằng cách phát triển chương trình đào tạo mới, sáng tạo có ứng dụng công nghệ thông tin; áp dụng các phương pháp giảng dạy thực tiễn tốt nhất đối với người dạy và người học.

Dự án CCP-Law sẽ tiến hành thử nghiệm và xây dựng chương trình giảng dạy sau đại học nhằm hình thành, nâng số lượng nhà thực hành luật, nhà hoạch định chính sách, công chức nhà nước, cũng như học viên tốt nghiệp nhiều chuyên ngành khác nhau. Giúp giải quyết nhu cầu xây dựng, cải cách khung thể chế và các đóng góp do quốc gia tự nguyện tại các quốc gia.

Đại học Huế sẽ xây dựng và mở thí điểm chương trình giảng dạy thạc sĩ ngành chính sách và pháp luật môi trường. Việc có ngành đào tạo thạc sĩ mới được kỳ vọng hỗ trợ Đại học Huế hiện đại hóa khả năng có thể tiếp cận, quốc tế hóa giáo dục đại học tốt hơn. Chất lượng giáo dục sẽ được cải thiện vì có tính quốc tế vào trong chương trình giảng dạy. Người học áp dụng và thực thi khung pháp lý thân thiện với môi trường. Cải thiện chất lượng và mức độ phù hợp với thị trường lao động. Cải thiện năng lực, kỹ năng của đội ngũ giảng viên và học viên tại các cơ sở giáo dục đại học…

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

Cùng với phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn nhằm hướng phong trào đến xây dựng các mô hình sản xuất mới.

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới
Xây dựng trường mầm non hạnh phúc

Ngày 18/10, tại Trường mầm non I, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị chuyên đề “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc – Lấy trẻ làm trung tâm”.

Xây dựng trường mầm non hạnh phúc
“Điểm tựa” vốn vay chính sách

“Biết ơn sự quan tâm của chính quyền địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Vang, gia đình tôi đã sử dụng vốn vay thật hiệu quả để phát triển kinh tế, thay đổi cuộc sống” - chị Nguyễn Thị Thảo (thôn Xuân Ổ, xã Phú Xuân, huyện Phú Vang) chia sẻ.

“Điểm tựa” vốn vay chính sách

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Dịch vụ viết thuê luận văn tốt nghiệp uy tínĐịa chỉ Dichthuattot Hà Nội
Return to top