ClockThứ Ba, 20/08/2024 21:15

Xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bền vững

TTH.VN - Chiều 20/8, Đại học Huế phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức khai mạc “Techfest Edu 2024 - Hội nghị đổi mới sáng tạo mở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam”.

Nhiều vị trí việc làm cho sinh viên du lịchKhối ngành Sư phạm tiếp tục có điểm chuẩn cao nhấtThích ứng để hướng đến Đại học Quốc gia29 trường trung học phổ thông tham gia cuộc thi “Nuôi tinh thể - Cảm hứng sáng tạo”Giúp các nhà khoa học thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ

 Các đại biểu cắt băng khai mạc Techfest Edu 2024

Hội nghị diễn ra trong 2 ngày, 20 và 21/8, được hỗ trợ tổ chức bởi Đề án 844 - Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025.

Techfest Edu 2024 là diễn đàn quan trọng, nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Hội nghị cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm giải pháp để xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bền vững.

Chương trình thu hút sự tham dự của hơn 100 lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội; các nhà đầu tư, quỹ đầu tư khởi nghiệp; các dự án khởi nghiệp.

Các hoạt động chính của Techfest Edu 2024 gồm: Hội nghị lãnh đạo đổi mới sáng tạo các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; triển lãm các sản phẩm khoa học, công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Demo Day: Các dự án khởi nghiệp tiềm năng...với mục đích truyền cảm hứng và khát vọng khởi nghiệp cho các bạn trẻ thông qua các câu chuyện thành công từ các doanh nhân, nhà đầu tư nổi tiếng.

Phát biểu khai mạc Techfest Edu 2024, PGS.TS. Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế cho biết, chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã được thể hiện rõ nét qua các nghị quyết, đề án quan trọng. Bộ Khoa học và Công nghệ đã đồng hành và hỗ trợ tích cực cho Đại học Huế thông qua Đề án 844, góp phần quan trọng trong việc triển khai các hoạt động xây dựng hệ sinh thái, từ đào tạo, ươm tạo đến kết nối và hỗ trợ khởi nghiệp.

Các hoạt động đa dạng và phong phú của Techfest Edu 2024, là cơ hội trao đổi, học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong trường đại học; tạo ra những đột phá mới cho sự nghiệp “trồng người”. Đồng thời, tạo ra nhiều cơ hội hợp tác mới giữa các trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Chuyên gia chia sẻ hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Cũng chiều 20/8, diễn ra hội nghị lãnh đạo đổi mới sáng tạo các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Hội nghị nhằm thảo luận về các vấn đề then chốt liên quan đến việc xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong môi trường giáo dục đại học.

Hội nghị tập trung trao đổi về các vấn đề liên quan đến xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học; chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về các mô hình, phương pháp, giải pháp đã được áp dụng thành công; tăng cường liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, vườn ươm khởi nghiệp, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp; xác định các rào cản, khó khăn và đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.

Hội nghị còn chia sẻ các mô hình hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; vận hành hệ sinh thái mở trong các trường đại học Việt Nam; chia sẻ câu chuyện quốc tế về hệ sinh thái mở trong trường đại học; đánh giá đóng góp của hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đối với trường đại học; tìm kiếm giải pháp để phát triển hiệu quả các hệ sinh thái mở trong trường đại học…

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế từ cây đặc sản

Bằng sự chăm chỉ, chịu khó học hỏi, chị Đặng Thị Trai Dung (sinh năm 1963), tổ dân phố Lương Quán, phường Thủy Biều, TP. Huế đã phát triển kinh tế gia đình nhờ vào trồng cây đặc sản thanh trà, bưởi của địa phương. Chị cũng rất nhiệt tình tham gia công tác hội và các phòng trào của địa phương.

Phát triển kinh tế từ cây đặc sản
Về với dân

Thông qua phong trào thi đua "Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới", Lực lượng vũ trang (LLVT) Thừa Thiên Huế đã phối hợp cùng với các cấp, ngành và địa phương trong triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh; trong đó nổi bật là Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Về với dân
Phát triển chuỗi liên kết từ sen Huế

Để nâng cao giá trị cho cây sen trên địa bàn tỉnh, việc phát triển chuỗi liên kết từ chọn vùng trồng, giống, kỹ thuật chăm sóc đến sản xuất chế biến và làm du lịch... đang được các địa phương, doanh nghiệp và các ngành liên quan ưu tiên thực hiện. Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt là đơn vị được đặt hàng chủ trì thực hiện dự án khoa học công nghệ này.

Phát triển chuỗi liên kết từ sen Huế
Nêu gương trong phát triển kinh tế

Câu chuyện về anh Nguyễn Ngọc Phước, đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ tổ dân phố 3, thị trấn A Lưới đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người dân địa phương. Không chỉ nổi bật với tính cách năng động, sáng tạo, anh Phước còn là người tiên phong trong các hoạt động phát triển kinh tế, góp phần cải thiện đời sống cho bà con nơi đây.

Nêu gương trong phát triển kinh tế

TIN MỚI

Return to top