ClockThứ Bảy, 05/11/2022 14:20

Xây dựng văn hóa giao thông trong học đường

TTH - Nhiều năm qua, TX. Hương Thủy được biết đến địa phương đi đầu của tỉnh trong triển khai một số mô hình, như: “Văn hóa giao thông văn minh, thân thiện và an toàn” trước các cổng trường, “Cổng trường ATGT”, “Xếp hàng đón con”, “Cổng trường xanh, sạch, sáng, an toàn về an ninh, trật tự”…

Phụ nữ với phong trào sống “xanh”, sống “sạch”

Một tiết mục của học sinh Trường tiểu học số 2 Phú Bài tại ngày hội “An toàn giao thông - Kết nối cộng đồng”

Hiện, Hương Thủy có 40 trường học, 1 Trung tâm GDNN-GDTX với hơn 25.000 học sinh và gần 1.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó, nhiều trường nằm cạnh các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đối mặt với nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) khi lưu lượng người, phương tiện tham gia giao thông khá đông.

Nâng cao nhận thức về ATGT trong lứa tuổi học sinh, qua đó góp phần giảm thiểu tai nạn xuống mức thấp nhất, những năm gần đây, các trường học trên địa bàn TX. Hương Thủy đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về ATGT, triển khai lồng ghép dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, như: lồng ghép tuyên truyền ATGT vào các tiết học; kết hợp với Đội Cảnh sát giao thông - Công an TX. Hương Thủy tổ chức tuyên truyền ATGT đến với học sinh và phụ huynh…, bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực. Qua đó, góp phần giúp các em đến trường, về nhà an toàn và góp phần ngăn ngừa tai nạn giao thông đến mức thấp nhất.

Ông Nguyễn Quang Bình, Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo TX. Hương Thủy chia sẻ, để những bài học về ATGT được học sinh ghi nhớ, có hiệu quả, từ chỉ đạo của UBND TX. Hương Thủy, các trường đã phối hợp tổ chức một số hoạt động như: tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự ATGT, kỹ năng lái xe an toàn; ngày hội “An toàn giao thông - Kết nối cộng đồng”; hội thi hiểu biết về ATGT; những lỗi vi phạm giao thông phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên cũng như cách phòng tránh… thông qua hình thức sân khấu hóa, rung chuông vàng gắn với các trường hợp thực tế, diễn ra hàng ngày cho học sinh.

Đối với những tiết học ngoại khóa về ATGT, các trường lựa chọn hình thức giảng dạy phù hợp với tâm lý, lứa tuổi các cấp học thông qua phương pháp trực quan, sinh động từ tranh ảnh, hình vẽ các tình huống giao thông; liên hệ vào thực tiễn vị trí giao thông của trường để hướng dẫn học sinh thực hiện đúng luật, từ đó có thể vận dụng vào các tình huống thường gặp hằng ngày. Cách dạy này tạo được sự thích thú và luôn nhận được sự hợp tác tích cực từ phía học sinh.

Tham gia nhiều đợt tuyên truyền, phổ biến kiến thức liên quan đến ATGT, Nguyễn Thị Thảo Nhi, học sinh lớp 12B2 Trường THPT Hương Thủy chia sẻ, đây là những hoạt động rất bổ ích, giúp chúng em có thêm kỹ năng, cũng như hiểu rõ hơn về ATGT, bởi trước đây, có một số kiến thức bản thân em và nhiều bạn còn mơ hồ. Sau những hoạt động như thế này, em và nhiều bạn đã hiểu rõ hơn, để từ đó áp dụng khi tham gia giao thông.

Theo bà Ngô Thị Ái Hương, Phó Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy, ngoài trang bị những kiến thức cơ bản liên quan đến Luật Giao thông đường bộ, những kỹ năng học sinh nắm được thông qua buổi tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa… tại các trường là bài học thiết thực cho các em khi tham gia giao thông. Từ đó, chính các em trở thành những tuyên truyền viên tích cực, giúp những người thân trong gia đình, cộng đồng cùng nâng cao ý thức khi tham gia giao thông, chung tay xây dựng văn hóa giao thông.

“Cùng với vai trò của các nhà trường, thời gian tới, lực lượng Cảnh sát giao thông thị xã sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, xử lý nghiêm những trường hợp học sinh vi phạm về giao thông. Đồng thời, tiếp tục phối hợp tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật không chỉ của học sinh mà với cả phụ huynh”, bà Hương cho hay.

Bài, ảnh: Gia Huy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top