ClockThứ Hai, 22/08/2022 18:45

Xây dựng văn hóa học đường

TTH.VN - Chiều 22/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Hội nghị trực tuyến "Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường". Uỷ Viên Bộ Chính trị - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và Chủ tịch Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Bộ GD&ĐT. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tham dự hội nghị.

“Những vấn đề cơ bản đặt ra đối với văn học, nghệ thuật trước yêu cầu mới”Trải nghiệm văn hóa Huế theo hướng giáo dục STEAM của hai bạn trẻHợp tác nghiên cứu, bồi dưỡng, đào tạo nhân lực toán họcXây dựng văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, xây dựng và phát triển văn hoá học đường phải được coi là một trong những nhiệm vụ lớn, trọng tâm và quan trọng của toàn ngành GD, tại mỗi địa phương và ở từng cơ sở giáo dục, đào tạo. Những chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng văn hoá học đường thời gian qua đã được khẳng định rất rõ trong nhiều văn bản của Thủ tướng Chính phủ.

Với vai trò quản lý nhà nước, Bộ GD&ĐT đã và đang tích cực tham mưu chính sách cho Chính phủ và trực tiếp ban hành nhiều chính sách nhằm từng bước thực hiện tốt công tác văn hóa học đường, hướng tới giải quyết các vấn đề về hệ giá trị và các nguyên tắc ứng xử căn bản trong học đường một cách lâu dài...

Tại Hội nghị, các đại biểu đã có những tham luận, thảo luận nhằm đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường như: Xây dựng văn hóa học đường góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; công tác chỉ đạo triển khai của Đoàn, Hội, Đội về các giải pháp phối hợp với ngành GD trong nhiệm xây dựng văn hóa học đường; định hướng của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phối hợp triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường; xây dựng hệ giá trị văn hóa cần hình thành trong học sinh phổ thông Việt Nam trong giai đoạn mới... Đại diện các sở GD&ĐT, giáo viên cũng đã có những trao đổi về thực tế triển khai công tác văn hóa học đường và giải pháp tại từng địa phương, cơ sở giáo dục.

Tin, ảnh: L.Thọ

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top