ClockThứ Tư, 26/07/2023 13:04

Tuyển sinh đại học 2023: Bí quyết để không “sập bẫy” điểm sàn

Thực tế tuyển sinh đại học các năm trước cho thấy có những ngành học, điểm chuẩn trúng tuyển chênh lệch đến 7 điểm so với điểm sàn. Vì vậy, thí sinh cần tỉnh táo để không "sập bẫy" điểm sàn.

Thí sinh lưu ý lịch thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển theo các tỉnh, thành phốĐại học Huế công bố điểm sàn năm 2023 của 13 trường thành viên và khoa trực thuộcĐăng ký xét tuyển đại học: Những điều cần lưu ý để không "trượt oan"72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh Đại học năm 2023Tạo thuận lợi để thí sinh đăng ký xét tuyển đại họcTránh rủi ro khi đăng ký xét tuyển

leftcenterrightdel
Thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông. 

Hiện hầu hết các trường đại học đã công bố điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển năm 2023. Thí sinh cũng chỉ còn 4 ngày nữa để đăng ký nguyện vọng xét tuyển lên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điểm chuẩn chênh 7 điểm so với điểm sàn

Theo quy định, điểm sàn là mức điểm điều kiện tối thiểu để các trường đại học nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Căn cứ trên dữ liệu thí sinh đăng ký, trường sẽ lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu. Điểm chuẩn là mức điểm thấp nhất thí sinh có thể đỗ vào trường.

Thống kê dữ liệu tuyển sinh các năm cho thấy trong khi các trường tốp dưới cơ bản có điểm chuẩn bằng điểm sàn thì từ các trường tốp giữa trở lên, điểm chuẩn thường sẽ cao hơn điểm sàn. Càng trường tốp cao hơn, ngành hot hơn, sự chênh lệch giữa điểm chuẩn và điểm sàn càng lớn.

Là trường đứng đầu cả nước trong nhóm ngành sư phạm về đề đào tạo giáo viên, nhưng điểm sàn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khá thấp, chỉ từ 16 đến 21 điểm cho các ngành ngoài sư phạm, từ 18 đến 21,5 điểm cho nhóm ngành sư phạm.

So với năm 2022, mức điểm sàn nhóm ngành sư phạm của trường này không thay đổi, các ngành ngoài sư phạm có điều chỉnh nhẹ.

Điểm sàn không cao nhưng trong mùa tuyển sinh năm 2022, điểm chuẩn của Trường Đại học Sư phạm ở một số ngành rất cao, chênh lệch rất lớn so với điểm sàn. Cụ thể, điểm sàn ngành Sư phạm Ngữ văn là 21,5 điểm nhưng điểm chuẩn tổ hợp khối C00 là 28,5 điểm, chênh 7 điểm; khối D là 25,95 điểm, chênh hơn 4 điểm. Điểm sàn ngành Sư phạm Lịch sử là 21 điểm nhưng điểm chuẩn thấp nhất của ngành này ở tổ hợp D14 là 27,05 điểm, chênh hơn 6 điểm; tổ hợp C00 lên 28,5 điểm, chênh 7 điểm. Điểm sàn ngành Sư phạm Toán là 21 điểm nhưng điểm chuẩn từ 26,25 đến 27,7 điểm tùy loại hình đào tạo, chênh từ 5,25 đến 6,7 điểm.

leftcenterrightdel
Đại diện trường đại học tư vấn xét tuyển nguyện vọng cho thí sinh.  

Tương tự, năm 2022, Đại học Y Hà Nội công bố điểm sàn cho ngành Y khoa là 23 điểm, nhưng điểm chuẩn ngành này cao nhất lên đến 28,15 điểm cho trụ sở chính ở Hà Nội, chênh 5,13 điểm; 26,8 điểm cho cơ sở phân hiệu Thanh Hóa, chênh 3,8 điểm. Với những ngành có sức hút ít hơn, như Y tế công cộng, Y học dự phòng, mức chênh lệch giữa điểm chuẩn và điểm sàn thấp hơn, chỉ khoảng 2 điểm.

Chiến lược thoát "bẫy"

Với sự chênh lệch rất lớn giữa điểm chuẩn và điểm sàn, mức chênh giữa các ngành, trường lại có nhiều sự khác biệt nên theo các chuyên gia giáo dục, thí sinh cần hết sức cẩn trọng để không “sập bẫy” điểm sàn.

Theo Giáo sư Nguyễn Đình Đức, điểm thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm nay cơ bản ổn định như năm 2022 nên điểm chuẩn đại học dự kiến sẽ không có nhiều biến động. Vì vậy, bên cạnh điểm sàn, thí sinh cần tham khảo điểm chuẩn của các trường đại học trong vài năm gần đây để ước lượng điểm chuẩn, từ đó có sự đối sánh với điểm sàn và điểm thi của mình để có chiến lược đăng ký nguyện vọng xét tuyển phù hợp.

Chiến lược đăng ký nguyện vọng được nhiều chuyên gia giáo dục khuyên thí sinh là nên chia các nguyện vọng thành ba nhóm: cao hơn, ngang bằng và thấp hơn so với điểm thi của thi sinh.

Phó giáo sư Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng nếu thích ngành, trường có điểm chuẩn dự đoán cao so với điểm thi, thí sinh vẫn nên đặt ngành, trường đó lên nguyện vọng ưu tiên cao nhất để thử cơ may vì việc xét tuyển được thực hiện theo cơ chế cạnh tranh bình đẳng bằng điểm thi, không ưu tiên thứ tự nguyện vọng.

leftcenterrightdel
Thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023.  

Tuy nhiên, bên cạnh những nguyện vọng mơ ước, thí sinh vẫn nên đăng ký thêm một số nguyện vọng có mức điểm chuẩn dự đoán tương đương với điểm thi và một số nguyện vọng có điểm chuẩn dự đoán thấp hơn điểm thi của mình. Trong số đó, nhóm thấp hơn so với điểm thi nên có sự giảm dần độ chênh lệch giữa điểm chuẩn dự đoán và điểm thi, càng ở các trường hot, ngành hot, khả năng chênh lệch điểm sàn và điểm chuẩn càng tăng và vì thế, biên độ giảm càng rộng.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác tuyển sinh, lãnh đạo các trường đại học cho rằng điều quan trọng nhất với thí sinh là xác định được ngành học. Khi xác định được ngành học, thí sinh lựa chọn trường đào tạo, sắp xếp thứ tự các nguyện vọng theo mức độ giảm dần của điểm chuẩn dự đoán và giảm dần độ yêu thích của thí sinh đối với các ngành, trường học. Với chiến lược này, cơ hội đỗ của thí sinh là rất lớn.

Theo kế hoạch tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời hạn cuối cùng để thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm nay lên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo là trước 17 giờ ngày 30/7./.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm chuẩn Đại học Huế năm 2024:
Khối ngành Sư phạm tiếp tục có điểm chuẩn cao nhất

Tối 17/8, Hội đồng Tuyển sinh (HĐTS) Đại học Huế công bố điểm chuẩn (điểm trúng tuyển) đợt 1 tuyển sinh vào đại học hệ chính quy năm 2024 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 (điểm thi).

Khối ngành Sư phạm tiếp tục có điểm chuẩn cao nhất
Điểm sàn cao nhất của Đại học Huế năm 2024 là 24 điểm

Ngày 23/7, Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) tuyển sinh hệ đại học hệ chính quy của các trường, khoa thành viên theo phương thức sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2024.

Điểm sàn cao nhất của Đại học Huế năm 2024 là 24 điểm
Gần 93% thí sinh đăng ký xét tuyển đã trúng tuyển đại học đợt 1

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã có hơn 610.000 thí sinh đã trúng tuyển trong đợt 1 xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung. Con số này chiếm tỷ lệ gần 93% thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng năm 2023.

Gần 93 thí sinh đăng ký xét tuyển đã trúng tuyển đại học đợt 1
Điểm chuẩn Đại học Huế năm 2023: Tăng mạnh ở các khối ngành Sư phạm

Chiều tối 22/8, Hội đồng Tuyển sinh Đại học Huế công bố điểm chuẩn (điểm trúng tuyển) đợt 1 tuyển sinh vào đại học hệ chính quy năm 2023 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 (điểm thi) và phương thức xét điểm thi kết hợp với kết quả thi năng khiếu hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

Điểm chuẩn Đại học Huế năm 2023 Tăng mạnh ở các khối ngành Sư phạm

TIN MỚI

Return to top