ClockChủ Nhật, 07/06/2020 16:02

Địa phương chịu trách nhiệm chính trong tổ chức kỳ thi tốt nghiệp 2020

Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về Kỳ thi tại địa phương.

Các mốc thời gian thí sinh cần nhớ trong kỳ thi Tốt nghiệp THPTThi tuyển năng khiếu năm 2020: Thay đổi để phù hợp với thí sinhKỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Có nên xây dựng riêng một luật cho hộ kinh doanhTăng tốc ôn thi trung học phổ thôngPhương án thi tốt nghiệp THPT 2020: Giảm tải cho thí sinhSẽ có nhiều phương án xét tuyển mới

Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về Kỳ thi tại địa phương

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về Kỳ thi tại địa phương.

Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch tổ chức thi trên toàn quốc, ra đề thi… cộng việc những đối tượng gian lận trong chấm thi, kỳ thi THPT quốc gia 2018 bị xét xử nghiêm khắc sẽ là bài học kinh nghiệm để các địa phương nâng cao trách nhiệm tổ chức tốt kỳ thi.

Theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, ngoài quy định chung tương tự như kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019 thì năm nay Quy chế thi quy định rõ hơn về nhiệm vụ và trách nhiệm của từng khâu theo hướng tăng cường tự chủ của các địa phương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về chỉ đạo tổ chức kỳ thi tại địa phương mình.

Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, Quy chế thi đã nêu rõ về nhiệm vụ của địa phương trong các khâu tổ chức thi cũng đồng nghĩa với trách nhiệm lớn đặt lên các địa phương để tổ chức tốt các khâu, đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, công bằng, minh bạch.

"Thời gian vừa qua, tất cả các địa phương đều theo dõi các vụ án ở Hòa Bình ở Sơn La, cũng đã xử một cách nghiêm túc. Tôi nghĩ rằng, gian lận thi cử chẳng đi đến đâu cả, cuối cùng người ta vẫn có thể phát hiện ra và hậu quả là nhiều năm tù đối với những người chịu trách nhiệm. Tôi cho rằng kỳ thi năm nay chắc chắn là các địa phương tổ chức một cách nghiêm túc và không để xảy ra những sai sót như trong những năm vừa qua", Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho hay.

Dù Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về chỉ đạo tổ chức kỳ thi tại địa phương, nhưng theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, trách nhiệm của Bộ vẫn rất lớn.

"Bộ Giáo dục cũng phải chịu trách nhiệm, trước hết là xây dựng chất lượng để thi đáp ứng được yêu cầu đặt ra, phần mềm phải bảo mật, công tác thanh tra, giám sát phải nghiêm minh", ông Nhạ nhấn mạnh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết, cùng với tăng cường thanh tra, kiểm tra, để đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm túc, công bằng giữa các thí sinh thì năm nay Bộ sẽ tiến hành đối sánh tương quan giữa kết quả học bạ và kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông để phân tích đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên diện rộng.

Theo VOV.VN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương
“Góc Huế” tại AEON MALL

Trung tâm thương mại AEON MALL Huế đã tạo nên sức hút lớn trong những ngày đầu mở cửa đón khách, khi lượng khách đến đây tham quan, mua sắm rất sôi động. Cùng với các thương hiệu nổi tiếng, không gian văn hóa địa phương (Local Corner) tạo dấu ấn rất riêng không chỉ cho trung tâm thương mại này, mà còn là điểm nhấn thể hiện sự đồng hành của chính quyền và các sở, ban, ngành trong hành trình đưa sản phẩm Huế đến gần với các chuỗi cung ứng lớn.

“Góc Huế” tại AEON MALL
Cảnh báo trượt lở đất vùng đồi núi

Trên cơ sở các vị trí cảnh báo, các địa phương khẩn trương bố trí lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát khu dân cư ven đồi núi, sông suối để chủ động di dời, sơ tán người dân khỏi khu vực nguy hiểm.

Cảnh báo trượt lở đất vùng đồi núi
Gỡ vướng cho môn giáo dục địa phương

Giáo dục địa phương (GDĐP) là một môn học bắt buộc trong Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với 35 tiết/1 lớp học/năm học. Nội dung môn học này rất phong phú và đa dạng, liên quan đến lịch sử, địa lý, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của địa phương… Qua đó, giúp học sinh hình thành ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của quê hương. Tuy nhiên, qua gần hai năm thực hiện, một số trường vẫn còn lúng túng và gặp nhiều vướng mắc trong việc phân công giáo viên giảng dạy và khi thực hiện dạy học các chủ đề của môn học này.

Gỡ vướng cho môn giáo dục địa phương
Return to top