ClockThứ Hai, 14/08/2017 09:18

Tuyển sinh đại học 2017 sẽ đưa chất lượng nhân lực Việt Nam về đâu?

TTH - Những chuyện chỉ có ở Việt Nam: 30 điểm trượt đại học. Đa phần thí sinh trúng tuyển ngành y vì được cộng điểm ưu tiên, điểm vào sư phạm lại thấp nhất.

Một kỳ tuyển sinh đại học sắp khép lại với niềm vui trúng tuyển đại học được chia đều cho nhiều thí sinh. Năm nay là năm đầu tiên sau nhiều năm đổi  mới công tác tuyển sinh đại học, nhiều trường đại học top đầu đã tuyển đủ sinh viên ngay từ đợt đầu tiên. Liệu đó có phải là một kết thúc bình lặng, tốt đẹp cho một  kỳ thi vốn gây nhiều tranh cãi suốt nhiều năm? Kỳ thi năm nay tiếp tục ẩn chứa nhiều sự bất bình thường có thể để lại dự cảm không mấy tốt đẹp về nguồn nhân lực quốc gia trong tương lai.

tuyen sinh dai hoc 2017 se dua chat luong nhan luc viet nam ve dau hinh 1
Ảnh minh họa

Lần đầu tiên trong lịch sử tuyển sinh nước nhà, thí sinh đạt gần 30 điểm trượt nguyện vọng một. Hai ngành nghề được cho là quan trọng nhất đối với một quốc gia là sư phạm và y trong mùa tuyển sinh năm nay đều có vấn đề.

Trước hết, nói về sư phạm – ngành đào tạo nhân lực cho sự nghiệp “trồng người” lại có mức điểm trúng tuyển thấp kỷ lục, có những trường thí sinh chỉ đạt 3 điểm/môn là đã trúng tuyển. Câu nói “Chuột chạy cùng sào thì vào sư phạm” trở nên vô cùng đúng trong thời điểm hiện tại. Thí sinh không thể học ngành nghề nào nữa thì vào học sư phạm. Hãy thử tưởng tượng, những người thi được 3 đến 5 điểm/môn sau này ra trường lại đào tạo thế hệ tiếp theo thì chất lượng nguồn nhân lực sẽ ra sao? Nền giáo dục nước nhà sẽ đi về đâu khi rơi vào tay những người yếu kém như vậy?

Vì sao sư phạm từ một ngành có giá, từng tuyển được những người giỏi nhất lại trở thành một ngành chỉ dành cho những người kém cỏi? Câu nói của Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Phùng Xuân Nhạ về việc tuyển nhân lực cho ngành sư phạm khiến chúng ta phải suy ngẫm: “Dù thế  nào cũng phải làm sao giáo sinh vào trường sư phạm phải cảm thấy tự hào”. Với mức điểm trúng tuyển như hiện nay, có ai tự hào khi vào học sư phạm? Sau này ra trường, chế độ đãi ngộ, lương, thưởng của ngành sư phạm có khiến các thầy, cô tự hào?

Đối với ngành y, theo thống kê, số lượng thí sinh đỗ ngành y với số điểm ưu tiên được cộng chiếm tỷ lệ rất cao. Phải thừa nhận các em, dù đỗ Y khoa nhờ vào việc cộng điểm ưu tiên cũng là những người có học lực khá giỏi. Nhưng như vậy lại không công bằng với những em giỏi thực sự, do không được cộng điểm ưu tiên mà trượt đại học. Ngành y là ngành chữa bệnh cứu người chính vì thế phải tuyển chọn những người giỏi nhất trong số những người giỏi. Nhưng thực tế, chúng ta đã không tuyển được những học sinh giỏi thực sự, ưu tú thực sự để bổ sung vào nguồn nhân lực của ngành y tế. Chưa kể, có những cơ sở đào tạo chỉ cần xét học bạ hoặc đủ điểm sàn là được vào học y, dược, sau năm – sáu năm cũng trở thành bác sĩ như ai.

Một bất cập nữa trong kỳ thi tuyển sinh năm nay có thể thấy, giảm mạnh tỷ lệ học sinh đăng ký vào ngành nông nghiệp, các ngành học kỹ thuật,  những ngành sản xuất... tạo ra các giá trị gia tăng. Trong khi các em học sinh có lực học khá giỏi lại đổ xô vào các ngành công an, quân đội. Lý do chính được đưa ra là cơ hội việc làm sau khi ra trường đối với ngành công an, quân đội thì không phải lo, trong khi các ngành học về nông nghiệp, kỹ thuật thường khó tìm việc làm, công việc lại vất vả vì gắn với sản xuất.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến 12h00 ngày 8/8, 242.000 thí sinh trúng tuyển đợt 1 đã làm thủ tục xác nhận nhập học, đạt 68.75% so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia là 352.000. Điều này có nghĩa là 30% số thí sinh trúng tuyển, tương ứng khoảng 120.000 thí sinh đã không nhập học vào các trường mình đã đăng ký.

Tuy nhiên, ngành giáo dục và các ngành liên quan cần phân tích làm rõ số chỉ tiêu các trường cần tuyển đủ là để đảm bảo ngưỡng  “nuôi” nhà trường hay là nhu cầu về nhân lực của ngành đó trong tương lai? Làm rõ con số này để các trường không phải gạn tìm thí sinh bằng mọi giá. Bởi thực tế chúng ta đang có hàng trăm nghìn cử nhân, thạc sĩ ra trường không thể kiếm được việc làm, nhiều em giấu bằng đại học, cao học để đi làm công nhân trong các khu công nghiệp. Việc định hướng, phân luồng nhân lực không sát nhu cầu thực tế đã tạo ra sự dư thừa không đáng có, gây lãng phí vô cùng lớn cho xã hội. Ở nhiều nơi, sự học của các em đã không mở ra cơ hội đổi đời mà khiến nhiều gia đình thêm nghèo khó, thất nghiệp vẫn tràn lan.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đón các anh trở về trong lòng Tổ quốc

Ngày 19/5, tại tỉnh Salavan - nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh bạn đã long trọng tổ chức lễ tiễn đưa 12 hài cốt liệt sĩ (HCLS) quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở chiến trường Lào về nước.

Đón các anh trở về trong lòng Tổ quốc
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
An Phát - Đơn vị phân phối phụ tùng xe nâng chất lượng đáng tin cậy

Hiện nay, do nhu cầu của ngành công nghiệp tăng nhanh, các thiết bị công nghiệp kể cả xe nâng hàng đều có một vai trò không hề nhỏ. Tuy nhiên, xe nâng sẽ không thể tránh khỏi những hư hỏng trong quá trình vận hành thường xuyên mặc dù được vệ sinh và kiểm tra hàng ngày. Các vấn đề về hư hỏng xe nâng hiện nay quá phổ biến, để có thể khắc phục hiệu quả những hư hỏng của xe, khách hàng nên liên hệ đến các địa chỉ sửa chữa uy tín. Chẳng hạn, Công ty An Phát - để kiểm tra và sửa chữa xe nâng gấp, thay thế phụ tùng chất lượng để xe có thể phục hồi các hư hỏng hiệu quả vận hành ổn định như trước đây.

An Phát - Đơn vị phân phối phụ tùng xe nâng chất lượng đáng tin cậy
Bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện hy sinh tại Lào

Sáng 16/5, taị tỉnh Salavan – Lào, Ban chỉ đạo (BCĐ) 515 tỉnh Thừa Thiên Huế và Ban công tác đặc biệt tỉnh Salavan đã tổ chức lễ ký kết bàn giao các hài cốt liệt sĩ (HCLS) quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào đã quy tập được trong mùa khô 2023 - 2024.

Bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện hy sinh tại Lào
Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Return to top