ClockThứ Sáu, 18/03/2022 10:46

Tuyển sinh đại học 2022: Đề xuất tăng độ phân hóa của đề thi

Sau hai năm thực hiện mạnh mẽ việc giao tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH, 2022 là năm các phương thức xét tuyển đa dạng nhất với trên 20 phương thức, chưa kể các phương thức kết hợp. Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy năm 2021, các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển ĐH vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn, gần 60%.

Giới thiệu sách giao khoa mới lớp 3, lớp 7, lớp 10 tới tất cả các địa phươngTìm hiểu kỹ khi đăng ký xét tuyển đại họcGiữ nguyên phương án trong tuyển sinh đầu cấpNhật Bản dự kiến nâng hạn mức cho phép nhập cảnh lên 7.000 người/ngày

Năm nay, dự báo các trường ĐH đều có phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT trong đề án tuyển sinh. Vì vậy, một số trường ĐH, trong đó có các trường đào tạo khối ngành Y Dược đề xuất Bộ GD&ĐT cần ra đề thi có độ phân hóa cao hơn.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2021 Ảnh: Như Ý

Ghi nhận cho thấy, các trường Y dược đều dành chỉ tiêu từ 80% đến trên 90% để xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Ngoài phương thức này, những trường Y dược lớn như trường ĐH Y Hà Nội, trường ĐH Y dược Thái Bình có sử dụng thêm phương thức xét tuyển kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ ngoại ngữ để tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh vào ngành Y đa khoa.

GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội căn cứ vào diễn biến của dịch bệnh, dự báo, nếu không phát sinh tình huống đột biến, vào khoảng tháng 6, 7, tình hình dịch bệnh có thể khả quan hơn.

Cùng với đề xuất tăng độ phân hóa đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cao hơn, có ý kiến cũng cho rằng, Bộ GD&ĐT cần sớm ban hành quy chế tuyển sinh năm 2022 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và các trường ĐH, bởi dù chủ trương là ổn định nhưng những điều chỉnh mang tính kỹ thuật (nếu có) cũng tác động lớn đến các thí sinh.

Do đó, Bộ GD&ĐT nên hướng đến thực hiện một kỳ thi theo hướng bình thường mới, tránh việc chia cắt thành nhiều đợt, có những thí sinh không được tham gia thi.

Ông cũng đề xuất đề thi tốt nghiệp THPT phân hóa hơn để các trường sử dụng kết quả tuyển sinh một cách hợp lý. Trường ĐH Y Hà Nội vẫn xác định điểm thi tốt nghiệp THPT là phương thức chính để xét tuyển năm 2022.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Y dược TPHCM cũng cho rằng, trong bối cảnh tự chủ tuyển sinh, các trường có thể đưa ra các phương thức tuyển sinh riêng, tuy nhiên trong hoàn cảnh đặc biệt, nhất là ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc tự tổ chức các kỳ thi riêng càng khó khăn và áp lực cho chính các trường và thí sinh.

Hiện nay, tỷ lệ các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn. Do đó, theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 Bộ GD&ĐT cần ra đề thi theo hướng tăng tính phân hóa để các trường có đầu vào cao như khối ngành Y dược vẫn có thể sử dụng kết quả này để tuyển sinh.

Tổ chức thi riêng không dễ

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho hay từ thực tế đã tổ chức kỳ thi đánh giá Tư duy thì tổ chức một kỳ thi riêng đối với một trường ĐH rất phức tạp. Ông phân tích, nếu tổ chức thi riêng để xét tuyển cho riêng trường ĐH đó thì rất ít thí sinh tham gia do quyền lợi bị hạn chế. Còn tổ chức kỳ thi riêng có nhiều trường tham gia thì rất vất vả vì phải tuân theo các nguyên tắc cơ quan Bộ GD&ĐT đưa ra. Công tác tổ chức thi phức tạp nên áp lực rất lớn.

PGS Điền cho hay cộng đồng các trường ĐH sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá Tư duy chỉ dành 10% chỉ tiêu cho phương thức này. Riêng trường ĐH Bách khoa Hà Nội do đã áp dụng những năm trước nên chỉ tiêu nhiều hơn.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội nhận định đề thi tốt nghiệp THPT năm 2017, 2018 có mức độ phân hóa tương đối tốt, các trường có thể yên tâm dựa vào kết quả này để xét tuyển.

Tuy nhiên từ năm 2020, 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh, tính phân hóa giảm, không đảm bảo khi xét tuyển ĐH. Hy vọng trong năm 2022, Bộ GD&ĐT tiếp tục xây dựng đề thi có tính phân hóa cao hơn, đảm bảo các trường có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển.

Theo Tiền phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động

Ngày 15/11, Trường đại học Phú Xuân, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sự kiện “PXUni Job Festival 2024” với sự tham gia của gần 20 doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mang đến hơn 500 cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên và người lao động.

Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
phiên dịch tiếng nhật Đại học Duy Tân
Return to top