ClockChủ Nhật, 08/07/2018 08:00

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2018: Điểm chuẩn dự báo sẽ tăng theo nhóm ngành

Đến thời điểm này, tuy điểm thi THPT quốc gia 2018 chưa chấm xong, nhưng dựa trên đề thi được cho là phân hóa rất cao nên sẽ không thể có nhiều điểm 10 như năm 2017. Nhiều chuyên gia tuyển sinh và đại diện các nhà trường đều đưa ra dự báo điểm chuẩn năm nay sẽ hạ trong khoảng từ 1 - 3 điểm tùy theo từng nhóm ngành và từng trường.

Hơn 700 cơ hội việc làm cho sinh viên Trường ĐH Sư phạmThí sinh vùng núi đi thi

Ảnh minh họa

Các chuyên gia cũng nhận định việc đề thi phân hóa cao như vậy sẽ có một phổ điểm hợp lý, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các trường ĐH, CĐ xét tuyển người học phù hợp với tiêu chí của mình.

Tăng theo nhóm ngành

Nhận định là điểm chuẩn năm nay sẽ tăng ít nhiều, tuy nhiên còn theo từng nhóm ngành, PGS.TS Nguyễn Mai Hương – Chủ tịch Hội đồng trường Viện Đại học Mở Hà Nội, phân tích: “Đề thi của Kỳ thi THPT quốc gia 2018 có tính phân hóa cao. Dự báo sẽ không có nhiều điểm tuyệt đối. Tuy nhiên tôi cho rằng, các trường đại học vẫn tuyển được thí sinh giỏi, có phần còn thuận lợi hơn vì sẽ không phải đau đầu vì có quá nhiều nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh. Viện Đại học Mở Đại học Hà Nội dự kiến sẽ có những ngành học điểm xét tuyển sẽ tăng so với năm 2017”.

Nói về dự kiến điểm chuẩn vào Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, PGS.TS Bùi Đức Triệu – Trưởng phòng Đào tạo, cho biết: “Chưa có phổ điểm thi chính thức thì cũng chưa thể đưa ra dự báo điểm chuẩn cao hay thấp vì còn phụ thuộc điểm thi và tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành, trường. Tuy nhiên, dự kiến điểm chuẩn sẽ không cao như năm trước”.

Năm 2018, chỉ tiêu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tăng 14,8% từ 4.800 lên 5.500 chỉ tiêu cùng với việc mở ra thêm 13 ngành mới. Trường xét tuyển theo ngành và không có sự chênh lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển. PGS Bùi Đức Triệu, phân tích rõ hơn: Ví dụ như điểm trúng tuyển 1 ngành nào đó theo thông báo là 23 điểm thì tất cả thí sinh theo tổ hợp đăng ký tham gia xét tuyển đạt từ 23 điểm trở lên sẽ trúng tuyển, không tính thêm điều kiện phụ gì.

Nhiều trường đại học, đặc biệt là các trường tuyển sinh khối A (Toán – Lý – Hóa) cùng đưa ra dự báo điểm chuẩn năm nay nhiều khả năng sẽ giảm so với năm trước từ 1 - 3 điểm. Tuy nhiên, điểm chuẩn sẽ tăng theo nhóm ngành, với những ngành, trường luôn hot trong mỗi mùa tuyển sinh thì việc đề thi phân hóa, không có quá nhiều thí sinh được điểm tuyệt đối thì sẽ rất thuận lợi cho xét tuyển. Còn với những trường top giữa, trường ngoài công lập, điểm chuẩn luôn ở mức trung bình trong khoảng từ 16 – 20 thì một phổ điểm với số đông thí sinh ở mức từ 5 – 7 điểm mỗi môn thì đây cũng sẽ là phổ điểm đẹp, thuận lợi cho các trường trong việc xét tuyển.

Thuận cho thí sinh và nhà trường

PGS.TS Phạm Tiết Khánh – Chủ tịch Hiệp hội các trường cao đẳng cộng đồng Việt Nam, cho rằng: Dựa trên số thí sinh năm 2018 và chỉ tiêu của các trường, sẽ có khoảng 230.000 thí sinh không trúng tuyển ĐH và các trường CĐ sư phạm. Việc đề thi phân hóa tốt như vậy sẽ góp phần phân luồng thí sinh tốt hơn, không còn những băn khoăn điểm cao mà không vào được đại học.

Phân hóa đánh giá năng lực chính xác sẽ giúp thí sinh nhìn nhận khả năng của mình. Em nào có năng lực học tập tốt sẽ vào đại học, số còn lại tùy theo nguyện vọng sẽ theo học các trường ĐH, CĐ cộng đồng tại địa phương hoặc trường nghề. Kinh nghiệm tuyển sinh những năm gần đây cho thấy, khả năng học tập của sinh viên phụ thuộc rất nhiều vào năng lực học của những học sinh đó khi còn ngồi ghế trường phổ thông.

Thạc sĩ Vũ Kim Thủy – nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Toán Tuổi thơ, giáo viên dạy Toán uy tín của Hà Nội - chia sẻ: “Qua tham khảo đề thi Toán năm nay tôi cho rằng: Đây là thành công của đề thi, vì tính phân hóa để đạt mục đích 2 trong 1 vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển ĐH, CĐ. Nói về độ khó của đề, cần phải đặt câu hỏi, đề thi ra như vậy có khó cho học sinh chỉ với mục đích xét tốt nghiệp THPT không, chắc chắn là không.

Vậy còn với thí sinh có nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ, đề thi đã phân hóa rất tốt với một phổ điểm rộng, không có quá nhiều điểm 10. Các trường sẽ thuận lợi hơn trong xét tuyển sinh vào từng ngành, từng trường với yêu cầu năng lực đặc thù đào tạo cho riêng mình. Đánh giá ban đầu của tôi là điểm chuẩn ở những trường, ngành với mức cao những năm trước năm nay sẽ giảm từ 1 – 3 điểm tùy từng ngành, chính xác thế nào phải chờ sau khi Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm các môn thi”.

Dự báo, các ngành, trường có mức điểm chuẩn trúng tuyển hằng năm trong khoảng 18 - 22 điểm sẽ có ít biến động giảm hơn. Điểm chuẩn giảm chỉ có thể rơi vào các ngành, trường có mức điểm trên 24, tuy nhiên mức độ giảm có thể là không quá nhiều do số lượng thí sinh năm nay dự thi cũng đông hơn năm 2017.

Thí sinh nên nhớ mình còn một cơ hội để thay đổi lại nguyện vọng đăng ký xét tuyển, có thể chọn lại ngành học, trường học cho sát với điểm thi của mình hơn. Thời gian thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển từ ngày 19/7, có thể thay đổi nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến thông qua trang web hoặc bằng phiếu đăng ký xét tuyển.

Theo GD&TĐ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng

Hiện tượng khí hậu được gọi là El Nino và La Nina, mang theo những đợt nắng nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán, sẽ xảy ra thường xuyên hơn và cực đoan hơn trong những năm tới, sau khi Nam Mỹ hứng chịu đợt El Nino dữ dội nhất trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia thời tiết cho biết.

Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Return to top