Thế giới

Giới khoa học báo động sóng nhiệt ở cả hai cực Trái đất

ClockThứ Hai, 21/03/2022 15:11
Các sóng nhiệt đáng kinh ngạc ở cả hai cực Trái đất khiến các nhà khoa học khí hậu phải lên tiếng cảnh báo trước những sự kiện “chưa từng có tiền lệ”. Hiện tượng này báo hiệu sự đảo lộn khí hậu nhanh hơn và đột ngột.

Sông băng nguy hiểm nhất thế giới sắp tan chảy, gây thảm họa với Trái đất?Bí ẩn nằm sau những tảng băng xanh kỳ lạ ở Nam Cực

Một giọt nước chảy ra từ tảng băng đang chảy ở vịnh Nuup Kangerlua, phía tây nam Greenland - Ảnh: THE GUARDIAN

Vào cuối tuần qua, nhiệt độ ở Nam Cực đạt mức kỷ lục 40⁰C, cao hơn mức bình thường một cách đáng kinh ngạc.

Đồng thời, các trạm thời tiết gần cực Bắc cũng ghi nhận dấu hiệu băng tan chảy nhanh, với nhiệt độ hơn 30⁰C, cao hơn mức bình thường.

Theo báo Guardian, các nhà khoa học nhấn mạnh các sự kiện đang diễn ra là "lịch sử", "chưa từng có" và "kịch tính".

Bình thường, vào thời điểm này trong năm, Nam Cực sẽ nhanh chóng lạnh đi sau mùa hè và Bắc Cực chỉ dần dần tăng nhiệt sau mùa đông, khi ngày dài ra.

Hiện nay, cả hai cực xuất hiện trạng thái nóng lên như vậy cùng một lúc là chưa từng có. Nhiệt độ ở các cực tăng nhanh, cảnh báo sự gián đoạn trong hệ thống khí hậu của Trái đất.

Năm 2021, trong chương đầu tiên của Đánh giá toàn diện về khoa học khí hậu, Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cảnh báo: Những tín hiệu nóng lên chưa từng có sẽ dẫn đến một số thay đổi, chẳng hạn như tan chảy ở cực, có thể diễn ra nhanh chóng và không thể đảo ngược.

Khi băng ở hai cực tan chảy, đặc biệt ở Bắc Cực sẽ lộ ra vùng biển tối hấp thụ nhiều nhiệt hơn, làm hành tinh ấm hơn nữa. Phần lớn băng ở Nam Cực bao phủ đất liền và sự tan chảy của nó làm tăng mực nước biển.

Ông Michael Mann, giám đốc Trung tâm Khoa học hệ thống Trái đất tại Đại học Bang Pennsylvania (Mỹ), cho biết thời tiết khắc nghiệt đang được ghi nhận vượt quá dự đoán đến mức đáng lo ngại.

Ông Mann nói: "Bắc Cực và Nam Cực ấm lên là nguyên nhân và sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng là các nguyên nhân gây lo ngại. Những sự kiện này thúc đẩy các quốc gia cần hành động cấp bách".

Các dạng thời tiết mới nhất chưa từng có đã xuất hiện, như các đợt nắng nóng đáng báo động vào năm 2021, đáng chú ý nhất là ở phía tây bắc Thái Bình Dương của Mỹ, nhiệt độ tăng lên gần 50°C.

Ông Mark Maslin, giáo sư khoa học hệ thống Trái đất tại Đại học College London, cho biết: "Tôi và các đồng nghiệp đã bị sốc trước số lượng và mức độ nghiêm trọng của các hiện tượng thời tiết cực đoan vào năm 2021. Bây giờ nhiệt độ đang đạt mức kỷ lục ở Bắc Cực, cho thấy chúng ta đã bước vào một giai đoạn cực đoan mới của biến đổi khí hậu, sớm hơn nhiều so với dự kiến"

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top