ClockThứ Năm, 14/07/2022 07:00

Giữ cho Huế sạch và đẹp

TTH - Được bình chọn danh hiệu là“Thành phố bền vững về môi trường ASEAN”, hơn 8 năm nay, Huế luôn tạo không gian xanh - sạch - đẹp. Để giữ danh hiệu này, Huế đã có nhiều giải pháp; trong đó thu gom, xử lý rác thải trong cộng đồng được đặt lên hàng đầu.

Góp phần cho Festival Huế sạch đẹpVì một Huế xanh - sạch - sángPhát triển theo hướng tăng trưởng xanh, đưa Thừa Thiên Huế lên tầm cao mới

Nhặt rác - hành động nhỏ ý nghĩa lớn

Dấu ấn riêng

Hễ có bạn bè phương xa ghé thăm, tôi đều dành thời gian chở bạn đi dạo thăm thú các thắng cảnh, không gian xanh được mệnh danh "riêng Huế". Một người bạn ở Bình Định tấm tắc khen Huế thật "đáng sống", bởi con người tử tế cùng môi trường và những danh thắng hữu tình, ấn tượng là đôi bờ sông Hương đẹp quyến rũ làm níu chân du khách. Các con đường lên phía tây TP. Huế có những đền đài, lăng tẩm; hay xuôi về phá Tam Giang - Cầu Hai bên kia có bãi biển cát trắng nắng vàng thuộc Quảng Điền, Phú Vang và những suối thác ở huyện Phú Lộc... thoáng đãng, sạch đẹp. Với những điểm đến để trải nghiệm, khám phá, nghỉ dưỡng luôn tạo những nét riêng, có không gian xanh, cỏ cây xen lẫn sắc hoa kết hợp nhà cửa có kiến trúc Âu, Á... ít nơi nào sánh được.

Nhiều năm qua, Huế tự hào khi tỉnh có định hướng ưu tiên các quỹ đất ven biển, khu trung tâm cho xây dựng công viên, cây xanh và nơi thư giãn cộng đồng. Các công trình xây dựng các khu dịch vụ - du lịch, khu dân cư, khu đô thị mới ở TP. Huế đều chú trọng tỷ lệ không gian xanh trong tổng diện tích xây dựng. Các huyện, thị thực hiện nhiều giải pháp trồng, chăm sóc bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng cảnh quan môi trường, rừng phòng hộ. Tự hào khi nhiều du khách đã dành cho Huế những “điểm cộng” về một thành phố xanh.

Rác thải ở một số tuyến đường trên địa bàn TP. Huế

Dõi theo và thấy, giữ cho Huế, các điểm tham quan trải nghiệm sạch đẹp, không rác là vấn đề được tính toán từ lãnh đạo địa phương và ban ngành chức năng, đơn vị liên quan. Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO) là đơn vị vệ sinh, thu gom xử lý rác đạt gần 70% trên địa bàn tỉnh, ngoại trừ một số xã, phường vùng sâu xa. Đến hẹn lại lên, hàng ngày vào chiều và tối, từ khu vực dân cư, đường phố, nơi công cộng... luôn có hình ảnh của cán bộ, công nhân HEPCO thu gom, không để rác thải tồn đọng. Tại các huyện, thị xã tùy theo mỗi địa phương được giao trách nhiệm thành lập các đơn vị, tổ đội thu gom nhưng HEPCO cũng chia sẻ hợp đồng vận chuyển đến xử lý tập trung tại nhà máy để Huế luôn sạch - đẹp trên mỗi con đường, góc phố...

Gần đây, tỉnh ban hành, chỉ đạo thực hiện nhiều đề án, phát động nhiều hoạt động, phong trào để Huế ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn. Nổi bật từ đề án "Ngày Chủ nhật xanh" đã đưa Thừa Thiên Huế trở thành điểm sáng trong toàn quốc về công tác bảo vệ môi trường. Nhiều địa phương, các điểm đến tham quan, đơn vị kinh doanh du lịch đã triển khai nhiều mô hình, "đường sạch đẹp", "Ngày cuối tuần không rác"... nhằm gắn kết người dân cùng hành động, giữ môi trường sống văn minh.

Cần thêm ý thức người dân

Bên cạnh những kết quả đạt được, môi trường, rác thải ở một số khu dân cư, các điểm tham quan, du lịch công cộng hiện nay ở Huế vẫn đang là chuyện đáng để ngẫm.

Mới đây, trong dịp đưa người thân về trải nghiệm tại Villa Bạch Mã (Lộc Trì, Phú Lộc), tôi ấn tượng bởi những việc làm thường nhật của đội ngũ nhân viên "nói không với rác thải" ngay từ điểm đầu từ lối vào. Tuy nhiên, từ con đường bắt đầu từ QL1A vào khoảng hơn 2km lại thấy rác thải xuất hiện hai bên thật không đẹp mắt. Qua trao đổi với lãnh đạo địa phương thì những đống rác thải lớn, nhỏ ấy không phải xuất hiện thường xuyên và cố định mà chỉ phát sinh đột xuất do một số hộ dân tập kết tạm thời.

Hiện nay những cung đường qua Vịnh đẹp Thế giới Lăng Cô vẫn xuất hiện rác thải, nhất là chạy dọc theo con đường phía đông và tây ven đầm Lập An sẽ thấy những đống rác lộ thiên, tạo "điểm xấu" trong mắt du khách.

Tại trung tâm TP. Huế vừa qua khỏi cầu Vân Dương (Thủy Vân) chạy dọc qua các khu đô thị sinh thái trong lòng Cố đô Huế, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy rác thải tràn lan nào là ống hút, hộp nhựa, túi ni lông... dọc các dải phân cách. Kỳ lạ những khu nhà phức hợp cao tầng hiện đại nhất nhì TP. Huế sao lại để không gian, mặt tiền hiện hữu rác như vậy.

Cuối tuần vừa qua ghé thăm bến đò Cồn Tộc (Quảng Điền) - nơi thu hút nhiều du khách đến trải nghiệm đầm phá, có lễ hội Sóng nước Tam Giang, tôi thật sự "choáng" khi đoạn nối từ QL49B ra phá hai bên rác dập dềnh. Một người thân đã thốt lên khi vừa đến bến đò Cồn Tộc để thưởng thức hải sản: "Thức ăn ngon, nhưng chưa đẹp vì chung quanh rác xuất hiện nhiều". Nhìn những hình ảnh không mấy đẹp kia, tôi nhớ chuyến theo chân đoàn liên ngành thả cá - tái tạo nguồn lợi thủy sản trên phá Tam Giang - Cầu Hai, nhiều người đã không vui khi thấy rác trôi nổi và mong có giải pháp tốt bảo vệ môi trường sạch đẹp để phá Tam Giang trở thành điểm hẹn của du khách gần xa...

Ông Trần Quốc Khánh, Tổng Giám đốc HEPCO chia sẻ, để hạn chế rác thải trên địa bàn, giữ môi trường sạch đẹp ở khu vực khu du lịch, điểm tham quan công cộng, nỗ lực từ một phía là chưa đủ. Giữ cho Huế sạch - đẹp bền vững cần có giải pháp đồng bộ, trong đó ngoài việc nâng cao chất lượng thu gom, xử lý thì ý thức của mỗi một người dân, du khách là rất quan trọng. Không vứt xả rác bừa bãi, phân loại rác từ gia đình, cơ quan là cách ứng xử văn minh với môi trường; đây là nhiệm vụ không chỉ riêng ai để giữ danh hiệu “Thành phố du lịch sạch ASEAN”.

Bài, ảnh: Song Minh 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Trạm cá chép siêu tốc" tiễn ông Táo

Từ một vài phường xã triển khai, đến nay, mô hình Trạm tiễn ông táo tập trung được nhiều đơn vị nhân rộng ở TP. Huế. Ngoài bảo vệ môi trường, cách làm sáng tạo này còn góp phần nâng cao ý nghĩa của ngày 23 tháng Chạp.

Trạm cá chép siêu tốc tiễn ông Táo
“Ngôi nhà” cho pin, mảnh vỡ thủy tinh- Tại sao không?

Trong pin có các kim loại nặng như chì (Pb), thủy ngân (hg), kẽm (Zn), cadmium (Cd) và Asen (As) hay còn gọi là thạch tín…. Khi pin đã qua sử dụng nếu không được thu gom, xử lý đúng cách mà thải lung tung vào môi trường, trải qua quá trình ăn mòn, các kim loại nặng sẽ ngấm vào đất, gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt và hệ sinh thái thực vật - động vật. Con người sinh sống, tiêu thụ đồ ăn, thức uống bị nhiễm thì cơ thể cũng dần dà bị tích lũy kim loại nặng, rất nguy hại cho sức khỏe.

“Ngôi nhà” cho pin, mảnh vỡ thủy tinh- Tại sao không
Biến rác thành... tiền

Thông qua phân loại rác thải tại nguồn, các hội viên phụ nữ huyện Quảng Điền thu gom rác thải tái chế và xây dựng mô hình “Biến rác thành tiền” với nhiều hình thức, để có nguồn quỹ giúp đỡ các hội viên khó khăn, nhận đỡ đầu, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn... Đến nay, 100% chi hội thực hiện mô hình này thu hút hơn các hội viên phụ nữ tham gia.

Biến rác thành  tiền
Return to top